Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Sẽ truy trách nhiệm các bên trong vụ tàu vỏ thép hư hỏng

Thứ sáu, 02/06/2017 - 09:26

Bộ Nông nghiệp đã cử đoàn công tác vào làm việc với các bên liên quan để tìm nguyên nhân nhiều tàu vỏ thép bị hư hỏng; nếu cần thiết có thể thuê cơ quan giám định độc lập để đảm bảo tính khách quan.

Tàu vỏ thép của ngư dân Bình Đình xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Đắc Thành.

Trước việc nhiều tàu vỏ thép đóng theo Nghị định 67 bị hư hỏng, ông Nguyễn Văn Trung, Vụ trưởng Khai thác thủy sản, Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Bộ đã cử các đoàn công tác vào làm việc với địa phương, cùng chủ tàu, cơ sở đóng tàu, ngân hàng làm rõ nguyên nhân.

Từ khi con tàu được khởi công đóng mới đến lúc bàn giao, đưa vào sử dụng có sự tham gia của nhiều bên, đó là: Đơn vị thiết kế, cơ sở đóng tàu, chủ tàu, cơ quan đăng kiểm, ngân hàng, thuyền trưởng, thuyền viên vận hành tàu. "Vì vậy phải xem xét thấu đáo sai phạm ở khâu nào để làm rõ trách nhiệm. Nếu cần thiết có thể thuê cơ quan giám định độc lập để đảm bảo tính khách quan", ông Trung nói và cho biết Bộ sẽ tăng cường kiểm tra cơ sở đóng tàu, cơ quan đăng kiểm.

Chia sẻ quan điểm cá nhân, ông Trung cho rằng sự cố ở các tỉnh miền Trung cần xem xét quá trình đóng tàu, nhất là trách nhiệm của cơ sở đóng tàu, chủ tàu và cơ quan đăng kiểm. Chủ tàu có trách nhiệm trong việc giám sát, nếu cần họ có thể thuê tư vấn giám sát cho mình vì con tàu là tài sản rất giá trị. Ngư dân vốn quen với tàu vỏ gỗ, trong khi tàu vỏ thép công suất lớn, trang thiết bị hiện đại nên cần được được huấn luyện sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ.

Về phản ánh tàu ngư dân bị thay thế thép Nhật Bản, Hàn Quốc bằng thép Trung Quốc, theo ông Trung về góc độ kỹ thuật vật liệu của nước nào không quan trọng bằng việc vật liệu ấy có đáp ứng đầy đủ yêu cầu kỹ thuật để đóng tàu đi biển và phải được đăng kiểm xác nhận. Trong hợp đồng dân sự giữa chủ tàu và cơ sở đóng tàu đã có thỏa thuận rõ ràng về vật liệu sử dụng. Căn cứ vào hợp đồng là biết ai làm đúng, ai vi phạm hợp đồng và ai chịu trách nhiệm về việc thay đổi vật liệu.

Biện pháp giải quyết trước mắt là những tàu bị hư hỏng sẽ được cơ sở đóng tàu khẩn trương bảo hành, sửa chữa để tàu tiếp tục ra khơi, không làm ảnh hưởng tới đời sống của người dân. Đến nay, có 8 tàu tiếp tục ra khơi sản xuất, còn 4 tàu đang được sửa máy tại cảng ở Bình Định.

Bộ Nông nghiệp cũng đã có văn bản gửi UBND các tỉnh thành phố ven biển tổng rà soát cơ sở đóng tàu, đảm bảo đủ điều kiện theo quy định, đưa ra khỏi danh sách cơ sở không đủ điều kiện hoặc vi phạm hợp đồng đóng tàu. Bên cạnh đó các địa phương cần thực hiện tốt chính sách về đào tạo, hướng dẫn thuyền viên sử dụng, vận hành tàu vỏ thép.

Sắp tới, theo ông Trung, Nghị định 67 sẽ được tổng kết và sửa đổi để chính sách được hoàn thiện, các vướng mắc sẽ được khắc phục. Bộ Nông nghiệp dự kiến tham mưu với Chính phủ theo hướng đóng tàu lớn, trang bị hiện đại để gia tăng giá trị sản phẩm khai thác, chuẩn bị đội tàu hợp tác khai thác với các nước trong khu vực. Ngư dân Việt Nam có thể đưa tàu đi đánh bắt ở vùng biển quốc tế.

Gỉ sét khắp con tàu của ngư dân Nguyễn Văn Lý, xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ. Ảnh:Đắc Thành

Khẳng định Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản thật sự là cú hích đối với ngư dân, nhưng theo tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội nuôi biển Việt Nam, các sai sót trong tàu vỏ thép miền Trung cho thấy một số hạn chế trong việc thực thi của các bên liên quan. Để tìm nguyên nhân cần xem hợp đồng ký kết giữa các bên. Trách nhiệm của Nhà nước thể hiện ở chỗ chọn cơ sở đóng tàu. Tàu cá không như tàu vận tải vì dù nhỏ nhưng phức tạp hơn rất nhiều, do đó cơ quan chức năng cần chọn doanh nghiệp có kinh nghiệm.

Về phía doanh nghiệp, theo ông Dũng, việc để tàu mới đi biển một chuyến đã bị gỉ sét, hầm bảo quản không giữ nhiệt hay việc thay thế thép Hàn Quốc, Nhật Bản... là trách nhiệm của họ, nhất là phần máy chính bị gãy trục là "không chấp nhận được". "Tuổi thọ tàu ít nhất cũng 10 năm, không thể nói do ngư dân không biết vận hành hay bảo dưỡng sơn sửa, dẫn đến hư hỏng", ông Dũng khẳng định.

Ngư dân trước đây chủ yếu dùng tàu vỏ gỗ, không có nhiều kiến thức về loại vỏ thép. Việc giám sát quá trình thi công tàu do đó không thể sát sao. Họ cũng không dám thuê tư vấn giám sát do sợ mất thêm kinh phí. Vì vậy theo ông Dũng cơ quan chức năng cần giám sát chặt chẽ đơn vị đóng tàu, đào tạo kỹ năng và kiến thức về tàu vỏ thép cho ngư dân trước khi ra khơi.

Tháng 7/2014, Chính phủ ban hành Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản. Sau hơn một năm triển khai, chính sách này được sửa đổi, bổ sung một số điều thành Nghị định 89. Theo đó, cả nước sẽ đóng mới 2.079 tàu đánh bắt xa bờ, 205 tàu dịch vụ hậu cần.

Tháng 8/2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và công bố 21 mẫu thiết kế kỹ thuật tàu cá vỏ thép khai thác hải sản và tàu dịch vụ khai thác hải sản xa bờ. Theo chính sách này, ngư dân đóng mới tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới có tổng công suất máy chính từ 800 CV trở lên được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu với lãi suất 7%/năm. Trong đó chủ tàu trả 1%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 6%/năm.

Theo Phạm Hương(VnExpress.net)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.

Nam Dũng

14:11 15/12/2024
Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm