Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 19/12/2014 - 17:59
(Thanh tra) - Năm 2015, Quốc hội sẽ giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh, giai đoạn 2004 - 2014. Theo các chuyên gia, trong thời gian tới, sắp xếp, đổi mới và phát triển các công ty nông, lâm trường cần có những bước đi chắc chắn với những quy định cụ thể, hiệu quả để tránh tình trạng “bình mới, rượu cũ”...
Các chuyên gia cho rằng, chỉ giữa lại những công ty nông, lâm nghiệp hoạt động thực sự hiệu quả, kinh doanh có lợi nhuận trên diện tích đất được giao. Ảnh: Thảo Nguyên
Hôm nay (19/12), Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Viêt Nam phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức Hội thảo đóng góp ý kiến cho dự thảo thông tư hướng dẫn xây dựng đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty nông, lâm nghiệp.
Lâm trường “ôm” đất, dân thiếu đất sản xuất
Kết quả áp dụng thí điểm bộ tiêu chí đánh giá rà soát và sắp xếp công ty lâm trường tại Công ty TNHH một thành viên Lâm - Công nghiệp Bắc Quảng Bình cho thấy, công ty này được giao quản lý, sử dụng 165.307 ha đất rừng. Nhưng, thực hiện chu kỳ khoán quá dài và chủ yếu khoán cho các hộ là cán bộ công nhân viên của công ty, làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất, kinh doanh. Thêm vào đó, nhiều vấn đề về đất đai chưa được giải quyết dứt điểm, tình trạng lấn chiếm, tranh chất đai đai kéo dài.
Bà Bùi Thị Minh Nguyệt (thành viên nhóm nghiên cứu) cho biết, công ty nói không có tranh chấp nhưng thực tế có hiện tượng tranh chấp đất rừng giữa công ty và người dân. Nguyên nhân là công ty có “sổ đỏ”, còn người dân thì có thẻ di dân (trong đó ghi rõ diện tích đất cấp và thời gian cấp là vô thời hạn nhưng không đề cập đến vị trí được cấp).
“Tranh chấp diễn ra trong nhiều năm, dẫn đến khiếu kiện kéo dài, vượt cấp, gây mất an ninh trật tự tại địa phương, mất ổn định sản xuất của người dân và công ty”, bà Nguyệt nói.
Hơn nữa, người dân thiếu đất sản xuất mà thu nhập chính trông chờ vào rừng, trong khi lại thiếu công bằng trong giao khoán rừng, thiếu cơ chế phối hợp giải quyết hậu quả giữ công ty với chính quyền địa phương, người dân sát rừng nên tình trạng xâm lấn đất đai diễn ra phức tạp.
Theo nghiên cứu, khảo sát, năm 2014, Lâm trường Bồng Lai có 124 ha đất, Lâm trường Bố Trạch có khoảng 33 ha bị lấn chiếm và vẫn có hiện tượng khoán trắng. Chưa kể, những năm qua cả 2 lâm trường này đều có lợi nhuận âm. Nếu đối chiếu với tiêu chí kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì cả hai lâm trường này đều nằm trong trường hợp bị giải thể.
Đại diện nhóm nghiên cứu cho rằng, để đổi mới, sắp xếp lại các nông, lâm trường cần hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá với việc bổ sung các tiêu chí về: diện tích đất chưa được sử dụng, sử dụng, chuyển nhượng sai mục đích, diện tích khoán trắng; phân chia lợi ích giữa công ty với các chủ thể giao khoán; hiệu quả sử dụng đất… Nhất là, phải cắt một phần diện tích đất lâm trường đang “ôm”, sử dụng không hiệu quả trả về cho địa phương để giao cho các hộ thiếu đất sản xuất, tránh mâu thuẫn, khiến kiện “nóng” kéo dài.
Người dân, chính quyền địa phương không đứng “ngoài cuộc”
Tán thành với kết quả của nghiên cứu, ông Phạm Mậu Tài, Giám đốc Quỹ Phát triển Nông thôn và Giảm nghèo cho rằng, dự thảo thông tư cần có những quy định hướng dẫn cụ thể trong việc giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp. Đặc biệt, phải đưa ra những “kênh” giám sát của người dân và chính quyền địa phương trong quá trình sắp xếp, đổi mới và phát triển các công ty nông, lâm nghiệp.
Ông Cao Chí Công, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, thời hạn lập, thẩm định đề án sắp xếp, đổi mới, phát triển các công ty nông, lâm nghiệp đúng là có nhanh, nhưng đây là quyết tâm thực hiện trong năm 2015. Ảnh: Thảo Nguyên
“Tình trạng thiếu đất vô cùng trầm trọng, không nên để lâm trường trở thành đơn vị bao chiếm đất đai. Những nơi nào để tồn tại tranh chất đất đai giữa nông, lâm trường với người dân thiếu đất sản xuất thì rất vô lý và nguy hiểm”, chuyên gia cao cấp Tô Đình Mai nhận định.
Theo chuyên gia Tô Đình Mai, cần chuyển một phần đất của lâm trường giao lại cho địa phương, đồng thời đưa ra những tiêu chí rõ ràng, chỉ giữa lại những công ty nông, lâm nghiệp hoạt động thực sự hiệu quả, kinh doanh có lợi nhuận trên diện tích đất được giao.
Phó Chi cục Trưởng Chi cục Lâm nghiệp Hà Tĩnh Nguyễn Công Tố thì bày tỏ nhiều băn khăn, các công ty nông, lâm nghiệp ở địa phương quản lý diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng rất lớn. Nay nghị định vừa mới ban hành đưa ra khái nhiệm “đặt hàng”, vậy phải hiểu “đặt hàng” là như thế nào? Hiện nay có nhiều số liệu rà soát diện tích đất, bên cạnh số liệu rà soát của ngành Tài nguyên Môi trường, còn có số liệu của ngành lâm nghiệp, mà thực tế số liệu có độ “vênh”, vậy áp dụng số liệu nào?. “Tôi cho rằng dự thảo thông tư phải làm rõ khái niệm “đặt hàng”, cũng như đưa ra những quy chuẩn để thống nhất thực hiện”, ông Tố đề xuất.
Tại hội thảo, các chuyên gia lưu ý, việc sắp xếp, đổi mới các nông lâm trường phải thực sự hiệu quả bằng những quy định hướng dẫn cụ thể tránh tình trạng “bình mới, rượu cũ”. Tuy nhiên, với quy định của dự thảo “hoàn thành hồ sơ đề án sắp xếp, đổi mới của công ty nông, lâm nghiệp gửi chủ sở hữu thẩm định xong trước ngày 30/4/2015; thời hạn hoàn thành hồ sơ đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới của công ty nông, lâm nghiệp của UBND cấp tỉnh, tập đoàn tổng công ty gửi Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn thẩm định xong trước ngày 30/5/2015”, là không khả thi, nếu như không muốn nói không thể thực hiện được.
Thừa nhận, dự thảo đưa ra các tiêu chí còn chung chung, chưa quy định cụ thể, ông Cao Chí Công, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, sẽ tiếp thu các ý kiến, trong đó sẽ quy định cụ thể bộ tiêu chí đánh giá và không để người dân, chính quyền xã, huyện đứng ngoài cuộc trong quá trình sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.
Nam Dũng
14:11 15/12/2024(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh