Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 04/08/2015 - 08:03
(Thanh tra)- “Nước dồn xuống dưới tuyến ngầm trung tâm rất nguy hiểm bởi ngầm lò nghiêng đến 25 - 35 độ, khi nước xuống, nước xói nguy hiểm vô cùng cả về khí, tôi ở cách giếng ngầm trung tâm khoảng 300m, Giám đốc Cty đã cho rút người để đảm bảo an toàn… Tôi là người cuối cùng rút ra thì nước ở trạm bơm trung tâm âm 250 đã dâng đến cổ” - anh Bùi Duy Tân - Trưởng phòng Công nghệ khai thác không hết thảng thốt dù đã qua 5 ngày kề cận bên cái chết.
Cty Than Mông Dương sau cơn mưa bão kinh hoàng. Ảnh: Phương Linh
Từ đêm 25/7 đến sáng 31/7/2015, vũ lượng đo được tại Mỏ than Mông Dương là 1.150mm. Khoảng 17 giờ 10 ngày 26/7, bãi thải Đông Cao Sơn sạt lở trên diện tích lớn kéo theo lượng bùn, cát, đất đá đột ngột trôi lấp kín cửa lò +50K8; trôi lấp kín suối H10, suối +9,8 đất đá tôn cao 0,5 đến 1,5m; đất đá tràn vào kho than, mặt bằng sân công nghiệp mỏ.
Lãnh đạo Cty cùng cán bộ, công nhân viên đã và đang trải qua từng ngày, từng giờ, từng phút vô cùng căng thẳng, quyết liệt chống “giặc nước” bảo vệ mỏ. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Than Mông Dương vẫn đang 24/24 giờ tập trung nhân lực, vật lực cho công tác thoát nước cứu mỏ và xúc dọn bùn đất mặt bằng.
Cứu người trước rồi tập trung tổng lực sức người, sức của cứu mỏ sau là câu chuyện khiến chúng tôi không khỏi xúc động về tình người nơi đất mỏ.
Phút giây sinh tử
Anh Bùi Duy Tân - Trưởng phòng Công nghệ khai thác không hết thảng thốt dù đã qua 5 ngày kề cận bên cái chết: Mỏ hầm lò Đông Dương khai thác ở hai mức chính là âm 97,5 và âm 250 (có hệ thống trạm bơm thoát nước âm 250 Bắc Mông Dương là sâu nhất và trạm 250 trung tâm). Đến thời điểm ngày 28/7, trạm bơm ở âm 250 Bắc Mông Dương đã bị ngập nên lúc đó anh em được lệnh phải “cố thủ” ở trạm bơm âm 250 khu trung tâm và âm 97,5 khu trung tâm. Khi đó 2 trạm này vận hành 6 bơm, có 4 bơm ở mức âm 97,5 và 2 bơm ở âm 250 với tổng công suất là hơn 6 ngàn m3/giờ.
Tuy nhiên, lưu lượng nước chảy vào mỏ vẫn tiếp tục dâng cao, cao hơn nhiều so với công suất của 6 máy bơm. Trước diễn biến xấu, lãnh đạo Cty đã cho rút toàn bộ 61 người lên trước, chỉ duy trì 13 người để trực máy bơm. Khu vực trạm bơm trung tâm âm 250 quá nguy hiểm vì chỉ có duy nhất một lối thoát ngầm thông lên mức âm 97,5 mà ở mức này lúc đó nước đã dâng cao, nếu đứng ở sân ga trung tâm nhìn thì thấy ngang thắt lưng.
Thời điểm 1 giờ 20 đến 1 giờ 45 ngày 27/7/2015, nước tại các khu đổ về hầm bơm âm 250 ĐBMD với lưu lượng lớn trong khi hầm bơm mức âm 250 ĐBMD đã vận hành hết công suất (3 bơm, công suất thực tế là 540m3/giờ). Mực nước đang dâng từ từ bỗng tăng lên đột biến, nước dồn xuống dưới tuyến ngầm trung tâm rất nguy hiểm bởi ngầm lò nghiêng đến 25 - 35 độ, khi nước xuống, nước xói nguy hiểm vô cùng cả về khí, như vậy cuộc sống của 13 anh em công nhân sẽ bị tước đoạt trong gang tấc. “Đúng thời khắc sinh tử ấy, ông Bùi Quốc Tuấn đã cho rút người để đảm bảo an toàn, tôi là người cuối cùng rút ra thì nước ở trạm bơm trung tâm âm 250 đã dâng đến cổ tôi. Quyết định của ông Tuấn là hoàn toàn sáng suốt và không thể khác được”.
Khi được hỏi về các biện pháp khắc phục sự cố đến thời điểm hiện tại, anh Tân cho biết thêm: Cơ bản vẫn giống như kế hoạch xây dựng ban đầu mà ông Tuấn chỉ đạo, chỉ điều chỉnh một chút do những phát sinh sau trận mưa lũ khủng khiếp gây ra.
Ông Bùi Quốc Tuấn - người đã táo bạo quyết định đóng kín cửa hầm bơm, trạm điện, cắt điện hầm bơm âm 250, rút lên theo tuyến lò nghiêng giếng phụ cứu người, chia sẻ: Trong những ngày qua tôi thật sự thanh thản, nhẹ lòng vì 13 cán bộ, nhân viên của tôi được an toàn, họ là những người lao động chính trong gia đình. Nếu không quyết đoán ngay lập tức thì người mất mà mỏ cũng không thể cứu được. Rồi, còn biết bao hệ lụy khôn lường sẽ xảy ra khi 13 gia đình con mất cha, vợ mất chồng… Cũng ngay sau đó lãnh đạo công ty đã đưa ra các phương án cứu mỏ, các phương án trên hiện vẫn đang được áp dụng. Qua 1 tuần trực chiến, tôi cùng các đồng chí phó giám đốc công ty, trưởng các phòng, quản đốc liên quan thường trực 24/24 tại Trung tâm Điều hành an toàn sản xuất để chỉ huy tác chiến, ứng cứu sự cố trên tinh thần hết sức khẩn trương và đặc biệt ưu tiên an toàn tính mạng của các công nhân. Đến thời điểm này, mặc dù trời vẫn mưa nhưng mỏ Mông Dương đã tạm thời được kiểm soát được về độ an toàn.
Chi phí 155,6 tỷ đồng tiền lương để xử lý sự cố
Hiện nay, công nhân mỏ Mông Dương được chia làm 3 ca, mỗi ca có 9 người làm việc trong 8 tiếng. Máy xúc, máy gạt hoạt động hết công suất, bùn đất được dọn trong nhiều ngày, nhiều giờ nhưng con đường từ Cty dẫn đến hầm mỏ dài chừng khoảng 300 m, bùn vẫn ngập đến ngang đầu gối. Khu vực cửa lò +50 bị lấp kín, khu vực tầng 1 nhà điều hành số 1, suối H10, suối +9,8 bùn, cát, đất đá từ bãi thải Cao Đông Sơn ập xuống, cao từ 1,5 - 1,6m.
Chiều thứ 7, ngày 1/8/2015, anh Nguyễn Văn Tuất - Phó Chánh Văn phòng Cty dẫn chúng tôi đi thăm khu mỏ, bùn đất vẫn cao hơn mắt cá chân.
Theo ông Nguyễn Trọng Tốt - Giám đốc Cty, tổng thiệt hại do thiên tai gây ra cho Cty ngày 26/7/2015 là 650 tỷ đồng.
Dự kiến, kế hoạch xử lý sự cố hết tháng 11/2015 mới thực hiện xong. Giai đoạn 1 từ khi xử lý sự cố khi bơm cạn nước khu vực âm 250 sẽ phải huy động khoảng 2.200 người, số người còn lại sẽ giải quyết phép năm 2015 và động viên nghỉ tự túc, công nhân trực tiếp sản xuất sẽ được hưởng lương chờ việc theo quy chế của Cty. Giai đoạn 2: Sau khi bơm nước xuống hết khu vực âm 250 tất cả các phân xưởng đi làm bình thường để tập trung xử lý sự cố.
Chi phí tiền lương cho các tháng tập trung xử lý sự cố khoảng 155,6 tỷ đồng.
Phương Linh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.
Nam Dũng
14:11 15/12/2024(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân