Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phụ huynh là người mắc lỗi chính!

Thứ ba, 10/01/2012 - 13:25

(Thanh tra) - Giáo dục về ý thức thực hiện Luật Giao thông đường bộ cho học sinh phổ thông là vấn đề luôn được xã hội quan tâm và chú trọng. Tuy nhiên, học sinh phổ thông đi xe máy đến trường học vẫn đang tiếp diễn và thậm chí có xu hướng ngày càng phát triển.

Học sinh cấp 3 sẵn sàng chở đồ cồng kềnh dù chưa có bằng lái. Ảnh: PV.Long

Theo Điều 60, Chương V của Luật Giao thông đường bộ được Quốc hội ban hành ngày 13/11/2008: Người từ 16 tuổi trở lên được phép lái xe gắn máy 2 bánh có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3; người từ 18 tuổi trở lên được phép lái xe môtô 2 bánh, 3 bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên và các phương tiện có kết cấu tương tự. Còn theo Nghị quyết số 32 của Chính phủ ban hành năm 2007, việc học sinh chưa đủ tuổi đi xe máy đến trường là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt giữ xe 90 ngày.

Như vậy, ngoài những trường hợp đặc biệt do các em học sinh theo học muộn so với lứa tuổi thì việc học sinh phổ thông sử dụng xe máy từ 50cm3 trở lên là vi phạm pháp luật. Vậy nhưng hiện nay, việc học sinh cấp 3 sử dụng xe máy làm phương tiện đến trường đã trở thành một trào lưu của học sinh các thành phố lớn. Đáng nói là, hành động này vi phạm pháp luật nhưng lại được rất nhiều người trong xã hội thừa nhận. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng đó? Về cơ bản có thể nói là do sự nhìn nhận quá dễ dãi, thậm chí là hưởng ứng, tạo điều kiện cho con em sử dụng xe máy đến trường của các bậc phụ huynh.


Sợ con đi học vất vả?

Đối với một học sinh phổ thông sống dựa vào sự chu cấp của gia đình và không có nguồn thu nhập chính thức, việc mua một chiếc xe máy tầm trung có giá từ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng đã là điều không thể chứ đừng nói đến những chiếc xe tay ga đắt tiền có giá trị lên tới hàng trăm triệu đồng. Ấy vậy mà trong thực tế hiện nay, chuyện một "cậu ấm, cô chiêu" ở lứa tuổi học sinh phổ thông sử dụng phương tiện đi học là những chiếc xe máy phân khối lớn có giá trị hàng chục, hàng trăm triệu đồng tới trường đã không còn là chuyện hiếm, tất nhiên là dưới sự hậu thuẫn hoàn toàn về mặt kinh tế từ phía cha mẹ.

Sự hậu thuẫn đó xuất phát từ tâm lý nuông chiều con cái của một số bậc phụ huynh, gia đình có điều kiện kinh tế khá giả mà với họ, việc mua một chiếc xe máy không có gì là quá khó khăn.

Bà V.K.Lan, một phụ huynh cho biết: “Gia đình tôi có cháu thứ hai đang học cấp 3, cả nhà ai cũng bận với công việc cơ quan nên không có thời gian đưa đón cháu, mà trường học của cháu lại quá xa nhà nên đành mua cho nó một chiếc xe máy để đi học cho đỡ vất vả”.

Không ít bậc phụ huynh cũng có cùng quan điểm trên, vì không có điều kiện đưa đón và sợ con cái đi học “vất vả” hơn bạn bè nên phải mua cho con chiếc xe máy để làm phương tiện đến trường cho bằng bạn bằng bè.

Học sinh sử dụng những chiếc xe tay ga đắt tiền. Ảnh: PV.Long

Nhận thức của người lớn?

Có thể các bậc phụ huynh đã không nghĩ đến hậu quả của việc nuông chiều con cái không đúng mức của mình, họ không nhận thức được rõ rằng việc đi xe máy tới trường là việc làm vi phạm pháp luật. Việc sử dụng xe máy tham gia giao thông mà không có giấy phép lái xe sẽ bị phạt hành chính và tạm giữ phương tiện, đặc biệt với trường hợp học sinh phổ thông chưa đủ tuổi sử dụng xe máy đến trường sẽ bị phạt kỷ luật và giữ xe 90 ngày.

Ở vào lứa tuổi học sinh phổ thông, việc các em học sinh đủ tuổi và có giấy phép điều khiển xe máy là rất hiếm. Tuy nhiên thực tế lại hoàn toàn khác, ở các trường cấp 3 hiện nay, lượng xe máy của học sinh là rất lớn, không chỉ học sinh lớp 12 mà ngay cả những học sinh lớp 10, lớp 11 cũng đã sử dụng những chiếc xe máy có phân khối lớn làm phương tiện để đến trường.

Em Đ.Q.A, một học sinh lớp 10 Trường PTTH T.Đ, Hoàng Mai, Hà Nội cho biết: “Ở trường em có rất nhiều bạn đi học bằng xe máy. Khối 12, có  lớp có đến 20 - 30 xe còn lớp 10, lớp 11 thì ít hơn, mỗi lớp chỉ có khoảng 10 bạn dùng xe máy đi học”. Như vậy, số lượng học sinh đi xe máy đến trường hiện nay phần lớn chưa đủ tuổi và chưa có giấy phép lái xe. Việc làm này là vi phạm pháp luật mà thiết nghĩ các bậc phụ huynh chính là tác nhân dẫn đến việc làm sai trái của con em mình.

"Kẹp 3" với học sinh cấp 3 chỉ là... chuyện nhỏ. Ảnh: tin247.com 

Xã hội Việt Nam đang ngày một phát triển văn minh hơn, hiện đại hơn, các gia đình Việt Nam ngày nay, đặc biệt ở các khu đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… có đời sống vật chất đầy đủ hơn. Việc sở hữu một chiếc xe máy đối với các gia đình ở các thành phố lớn là tương đối dễ dàng, dẫn đến việc các bậc phụ huynh dễ dãi trong việc cho phép con em mình sử dụng xe máy khi chưa đủ điều kiện. Các em học sinh phổ thông vẫn đang trong giai đoạn phát triển chưa hoàn thiện về cả thể chất, tinh thần cũng như nhận thức, việc làm của các em đôi khi vẫn mang tính sốc nổi, đua đòi với bạn bè và thiếu ý thức về tinh thần trách nhiệm. Việc các em có những hành vi như đua xe, lạng lách gây nguy hiểm trên đường khi tham gia giao thông là rất dễ xảy ra.

Chính vì thế mà việc cho các em sử dụng xe máy là một việc làm không những dung túng cho hành vi vi phạm pháp luật mà còn trực tiếp đẩy các em và cộng đồng vào hoàn cảnh nguy hiểm. Mỗi bậc phụ huynh cần ý thức rõ hơn vấn đề đó và dành thời gian nhiều hơn cho việc giáo dục, chăm lo con em mình chứ không phải đơn giản chỉ nuông chiều và đáp ứng mọi đòi hỏi, nhu cầu của các em.


P.V.Long

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Điện lực Bát Xát nhận nuôi trẻ mồ côi do bão số 3 gây ra

Điện lực Bát Xát nhận nuôi trẻ mồ côi do bão số 3 gây ra

(Thanh tra) - Hưởng ứng lời kêu gọi “Mỗi cơ quan, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và với tinh thần tương thân tương ái, Điện lực Bát Xát (thuộc Công ty Điện lực Lào Cai) đã có một nghĩa cử cao đẹp khi nhận nuôi và hỗ trợ em Lý Thanh Chiêu (sinh năm 2015), một trẻ mồ côi cha do hậu quả của cơn bão số 3 vừa qua.

Theo EVNNPC

21:11 12/12/2024
Những người thợ điện “Sẻ giọt máu đào - Trao niềm hy vọng”

Những người thợ điện “Sẻ giọt máu đào - Trao niềm hy vọng”

(Thanh tra) - Trong nhiều năm qua, phong trào hiến máu tình nguyện đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo cán bộ, công nhân viên ngành Điện. Phong trào lan tỏa rộng khắp và trở thành một nét đẹp văn hoá trong toàn ngành Điện với nhiều tấm gương tiêu biểu, giàu lòng nhân ái, sẵn sàng sẻ chia những giọt máu của mình để gieo thêm niềm hy vọng, đem lại sự sống cho người bệnh.

Theo EVNNPC

21:10 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm