Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 23/12/2017 - 14:38
(Thanh tra)- UBND TP Hà Nội và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) vừa phối hợp tổ chức Hội nghị Đánh giá kết quả chương trình phối hợp, phát triển chuỗi cung ứng rau, thịt an toàn cho thành phố Hà Nội và Hợp tác xúc tiến thương mại nông nghiệp năm 2017.
Báo cáo cho thấy, qua gần 3 năm thực hiện, đến nay, chương trình đã thu lại được nhiều kết quả khả quan. Ban điều phối chuỗi rau, thịt an toàn với đầu mối là Sở NN&PTNT Hà Nội, tổ công tác tham mưu, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các chương trình phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn là lãnh đạo các sở, trung tâm phát triển nông nghiệp của 21 tỉnh thành có sản phẩm về Hà Nội.
Đến nay, Hà Nội đã xây dựng, duy trì được 65 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Trong đó các chuỗi có nguồn gốc động vật đã thu hút gần 3 nghìn hộ chăn nuôi, khoảng 100 doanh nghiệp/cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thức ăn, cung cấp thuốc thú y, cơ sở giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi tham gia hợp tác xây dựng chuỗi. Hiện nay, Hà Nội đã xây dựng được 5 nhãn hiệu tập thể, 13 nhãn hiệu hàng hóa, 1 nhãn hiệu được chứng nhận. Mỗi ngày cung cấp cho thị trường Hà Nội 57,4 tấn thịt lợn; 0,75 tấn thịt bò; 14,3 tấn gia cầm. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất rau an toàn cũng từng bước được kiểm soát, diện tích rau an toàn đạt 5,3 nghìn ha, trong đó có 224 ha rau VietGAP và gần 50 ha rau hữu cơ.
Các tỉnh, thành phố trong Ban Điều phối cung cấp chuỗi rau, thịt cho Hà Nội đã xây dựng 377 chuỗi tiêu thụ nông sản chủ lực bảo đảm an toàn thực phẩm...
Bên cạnh đó, hoạt động kết nối, xúc tiến tiêu thụ nông sản với các tỉnh, thành phố tiếp tục được triển khai có hiệu quả. Đến nay đã kết nối được trên 50 dòng sản phẩm mới từ 5 tỉnh, thành phố như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Ninh Bình, Nam Định, Đắc Lắk. Từ đó tăng cường các hoạt động kết nối tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn và đặc sản vùng miền cung cấp cho người tiêu dùng Thủ đô. Hoạt động kết nối giao thương, hỗ trợ các cơ sở sản xuất của các địa phương liên kết với các doanh nghiệp phân phối của Hà Nội để tìm đầu ra cho sản phẩm đều được triển khai, đạt kết quả tốt.
Đặc biệt, để bảo đảm trong việc quản lý, an toàn thực phẩm theo chuỗi cung ứng sản phẩm tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội, Sở NN&PTNT Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị chuyên ngành thuộc Sở phối hợp với các đơn vị quản lý chuyên ngành 20 tỉnh, thành nhằm nâng cao năng lực kiểm soát, quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tiêu thụ trên địa bàn thành phố Hà Nội theo chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn, trọng tâm là rau, thịt.
Bên cạnh các kết quả đạt được, thì công tác phối hợp, phát triển chuỗi cung ứng rau, thịt an toàn cho thành phố Hà Nội và hợp tác xúc tiến thương mại nông nghiệp vẫn còn những hạn chế, như: các tỉnh, thành phố chưa xây dựng được kế hoạch chương trình hợp tác đối với từng lĩnh vực hàng năm. Chưa chủ động cung cấp thông tin nông sản, sản lượng để các cơ quan quản lý, doanh nghiệp của Hà Nội xây dựng kế hoạch kinh doanh trong năm. Bên cạnh đó, việc quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại các tỉnh, thành còn chậm, công tác xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh của một số địa phương chưa được chú trọng. Công tác phối hợp quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản vẫn còn nhiều bất cập.
Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám, hiện nay, các chuỗi sản xuất vẫn còn ít, sản lượng rau thịt cung cấp vào hệ thống các siêu thị, hệ thống bán lẻ vẫn chưa nhiều. Đặc biệt là vấn đề giám sát an toàn thực phẩm, truy xuất rõ nguồn gốc tại các chợ đầu mối, chợ truyền thống còn rất hạn chế. Thứ trưởng Vũ Văn Tám đề nghị, năm 2018, các tỉnh, thành phố cần nhân rộng những kết quả đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời triển khai nghị quyết của Quốc hội về vấn đề an toàn thực phẩm. Tập trung vào việc vừa phát huy các chuỗi sản xuất an toàn để phát triển vừa phát triển sản xuất tại các hộ nhỏ lẻ ở các địa phương. Trong đó tập trung quản lý chợ đầu mối, chợ truyền thống để người tiêu dùng yên tâm. Đặc biệt cần chuẩn bị tốt cho dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán.
PV
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
T.Thanh
13:44 12/12/2024(Thanh tra) - Hà Nội sẽ hạn chế hoặc cấm lưu thông với nhiều phương tiện chạy bằng xăng dầu gây ô nhiễm cao vào vùng phát thải thấp. Thí điểm trước tiên ở 2 quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.
Hải Hà
12:08 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh