Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trần Lê
Thứ sáu, 08/10/2021 - 22:12
(Thanh tra) - Ngày nay, đi bất cứ địa phương nào của tỉnh Gia Lai chúng ta đều bắt gặp các cá nhân, những hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sản xuất, kinh doanh, làm ăn giỏi. Họ là tấm gương sáng cho cộng đồng buôn, làng noi theo. Họ chính là “những bông hoa đẹp của núi rừng tỏa hương thơm ngát”.
Hội Nông dân Gia Lai có 10 tập thể và 13 cá nhân xuất sắc được tặng thưởng trong công tác hội tháng 7/2021. Ảnh: TL
Ông Nguyễn Minh Trưởng, Chủ tịch Hội Nông dân Gia Lai cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh có nhiều gương mặt, nhiều mô hình điển hình của đồng bào DTTS làm ăn, sản xuất, kinh doanh giỏi. Họ là tấm gương sáng cho cộng đồng buôn, làng noi theo. Họ chính là “những bông hoa đẹp của núi rừng tỏa hương thơm ngát”. Ở họ có những điểm chung đó là người DTTS, đều là những người lao động, sản xuất, kinh doanh giỏi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất, kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời, giúp đỡ người khác cũng như nhân rộng mô hình ra các buôn, làng của đồng bào DTTS…
Lần giở những tư liệu mà ông Trưởng cung cấp chúng tôi thấy quá nhiều gương mặt xuất sắc để biểu dương như: Đinh Thị Hmei, dân tộc Bahnar, làng Nhang Lớn, xã Đăk Kơ Ning, huyện Kông Chro. Mô hình sản xuất của Hmei là trồng trọt và chăn nuôi bò lai sinh sản. Sau khi đã trừ chi phí, lợi nhuận Hmei thu về 1,2 tỉ/năm, đồng thời tạo việc làm cho 6 lao động. Ngoài ra, Hmei còn hướng dẫn giúp 20 hộ áp dụng KHKT vào sản xuất, giúp đỡ 5 hộ thoát nghèo.
Hay, Ksor Phim, dân tộc Jrai ở Buôn Djret, xã Chư Ngọc, huyện Krông Pa. Gia đình Ksor Phim trồng cây điều và mỳ kết hợp với chăn nuôi bò. Lợi nhuận Ksor Phim thu về 670 triệu/năm sau khi trừ chi phí, tạo việc làm cho 20 lao động. Gia đình Ksor Phim còn hướng dẫn, giúp đỡ về vốn, kỹ thuật sản xuất cho 12 hộ (trong đó có 5 hộ nghèo); hiến 420m² đất để làm đường giao thông nông thôn.
Hoặc, hộ Tham, dân tộc Bahnar ở làng Chrơng II, xã Đak Ta Ley, huyện Mang Yang chuyên kinh doanh xay xát lúa, mua bán bời lời và trồng trọt. Hàng năm, Gia đình Tham trừ chi phí đi, lợi nhuận thu về 600 triệu đồng, tạo việc làm cho 2 lao động thường xuyên và 10 lao động thời vụ; đóng góp 10 triệu đồng/năm và 48 ngày công lao động để xây dựng nông thôn mới.
Rồi gia đình Xuin, dân tộc Bahnar làng Ktăng, xã Kdang, huyện Đăk Đoa trồng cà phê, tiêu và chăn nuôi. Mỗi năm trừ chi phí còn thu về 650 triệu đồng, tạo việc làm cho 7-8 lao động, giúp đỡ cho 03 hộ khó khăn mượn ruộng để làm vụ Đông Xuân và mượn vốn (không lãi) để đầu tư sản xuất.
Tiếp đến, Rô Khen dân tộc Jrai, thôn 1, xã Pờ Tó, huyện Ia Pa chuyên trồng trọt mía, mỳ và điều hàng năm sau khi đã trừ chi phí còn thu về 894 triệu đồng; giúp đỡ về vốn, kỹ thuật trồng trọt cho 7 hộ để phát triển sản xuất, hướng dẫn 30 hộ về kỹ thuật trồng trọt.
Tại thị xã An Khê, có chị Hồ Thị Viên, dân tộc Bahnar ở làng Pơ Nang, xã Tú An xây dựng mô hình trồng cây cà gai leo theo hướng hữu cơ và ứng dụng công nghệ cao trên diện tích gần 2 ha. Dự án (DA) của chị Viên mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, DA của chị có 10 hộ cùng tham gia và chị đang tiến hành xây dựng thương hiệu trà dược liệu Pơ Nang. Điều đáng nói, DA của chị đã lọt vào top 20 trong số 128 DA sản xuất nông nghiệp trong cả nước được Ủy ban Dân tộc đề xuất Ngân hàng Thế giới tài trợ thực hiện theo định hướng phát triển kinh tế nhanh, bền vững ở vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS.
Ngoài ra, còn nhiều các gương mặt khác nữa như: Ở xã Ia O, huyện Chư Prông có Anh Kpa Meo dân tộc Jrai trồng xen cây công nghiệp và cây ăn trái; chăn nuôi gia súc, gia cầm. Mỗi năm gia đình anh thu nhập khoảng 600 triệu đồng. Anh Kpa Meo còn giúp nhiều hộ bà con DTTS số xã Ia O áp dụng KHKT vào sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo.
Ở làng Poong, xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ có ông Rơ Mah M’rao, dân tộc J’rai, trồng các cây công nghiệp như: Cao su, điều xen với cây ngắn ngày gồm: Khoai lang, lúa, đậu, bắp... cùng với nuôi bò, heo, dê, gà. Bình quân mỗi vụ thu hoạch, sau khi trừ chi phí, gia đình ông Rơ Mah M’rao thu được khoảng 1,5 tỷ đồng. Trong làng Poong không chỉ gia đình ông Rơ Mah M’rao mà còn có hơn 230 hộ của làng khá và giàu.
Gia đình anh Kpui Chel ở làng Grôn, xã Ia Kriêng, mỗi năm gia đình sản xuất thu về được gần 1 tỷ đồng.
Tại buôn Bleo, xã Đất Bằng, huyện Krông Pa ở gia đình ông Rơ Ô Greng là hộ sản xuất, kinh doanh giỏi trong buôn, thu nhập trung bình mỗi năm từ 300 triệu đồng trở lên….
Thực lòng mà nói, khi viết bài này chúng tôi rất vui khi thấy rằng, hiện nay trên mảnh đất Gia Lai ngày càng xuất hiện nhiều gương mặt điển hình làm ăn, sản xuất, kinh doanh giỏi của đồng bào DTTS. Họ xứng đáng được biểu dương và ca ngợi. Chính họ đã góp phần làm cho quê hương, đất nước ngày thêm giàu mạnh.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
T.Thanh
13:44 12/12/2024(Thanh tra) - Hà Nội sẽ hạn chế hoặc cấm lưu thông với nhiều phương tiện chạy bằng xăng dầu gây ô nhiễm cao vào vùng phát thải thấp. Thí điểm trước tiên ở 2 quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.
Hải Hà
12:08 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh