Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Những ai muốn “đi lùi” để trục lợi cá nhân?

Thứ hai, 21/01/2019 - 18:17

(Thanh tra) - Theo quy hoạch của TP Hà Nội, đến 31/12/2018, chợ tạm Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy) hết hạn hoạt động để bàn giao đất triển khai dự án khác. Thế nhưng đến nay, vẫn có nhiều người muốn đi ngược chủ trương đúng của TP, thậm chí cổ súy cho việc kéo dài sự tồn tại của chợ tạm này để trục lợi. Ban Quản lý (BQL) chợ thì vẫn thu phí và chính quyền dường như sẽ khó đảm bảo việc bàn giao đất vào ngày 4/2/2019 tới nếu như không có những giải pháp quyết liệt.

Chợ tạm Dịch Vọng Hậu. Ảnh: MA

Không có tên trong mạng lưới quy hoạch chợ của Thủ đô

Chợ tạm Dịch Vọng Hậu vốn được thành lập là một khu chợ tạm để ban ngày bán rau củ quả, nông sản; còn đêm được mọi người biết đến là Chợ Sinh Viên. Khu chợ này ban đầu được mở ra để phục vụ tạm thời cho nhu cầu mua bán nông sản của bà con trong khi chờ dự án.

Theo Quyết định số 4741/QĐ-UB của UBND TP Hà Nội giao đất cho BQL Dự án quận Cầu Giấy để xây dựng chợ đầu mối nông sản thực phẩm theo Dự án đầu tư được UBND quận Cầu Giấy phê duyệt tại Quyết định số 1306/QĐ-UB ngày 1/8/2000 đã ghi rõ thời hạn sử dụng đất: 05 năm kể từ ngày ký quyết định.

Ngày 11/11/2008, UBND TP có Văn bản số 3072/UBND-KH&ĐT chấp thuận giao Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Việt Nam nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng công trình hỗn hợp theo Quy hoạch tại ô đất có ký hiệu A1 thuộc Khu đô thị mới Cầu Giấy (diện tích khoảng 2,5ha, trong đó có một phần đất phía Bắc là chợ tạm nông sản Dịch Vọng).

Năm 2008, theo Văn bản số 1528/TN&MT.KH về việc quận Cầu Giấy muốn xin giao đất mở rộng chợ tạm nông sản Dịch Vọng Hậu tại phường Dịch Vọng Hậu, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội khi đó là ông Vũ Văn Hậu đã trả lời rõ quận Cầu Giấy “Do diện tích UBND quận Cầu Giấy xin sử dụng để mở rộng Chợ nông sản Dịch Vọng nằm trong phạm vi của Dự án đầu tư xây dựng công trình hỗn hợp đã được UBND TP giao Tổng Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Việt Nam nghiên cứu, Sở Tài nguyên và Môi trường không có đủ căn cứ trình UBND TP thu hồi đất”.

Như vậy, ngay từ năm 2008, khu chợ này đã thuộc phạm vi quy hoạch để đầu tư dự án. Chưa kể, một điểm rất quan trọng, trong Quyết định số 5058/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội do Phó Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Văn Sửu ký về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới bán buôn bán lẻ trên địa bàn TP đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, không có tên chợ Dịch Vọng Hậu trong danh sách. Lý do cũng vì chợ này đã nằm trong quy hoạch phải xóa chợ.

Một điều lạ lùng nữa là100% tiểu thương đang buôn bán tại chợ này gần 20 năm qua chưa đóng một đồng thuế nào cho ngân sách TP, cũng không có đăng ký hộ kinh doanh để các cơ quan quản lý theo dõi. Tất cả số tiền mà các tiểu thương cho rằng họ phải đóng chỉ là số tiền phí chỗ ngồi cho BQL chợ. Tiền thuế của Nhà nước đã đi đâu trong 20 năm qua tại một khu chợ giữa Trung tâm Thủ đô?

Đáng chú ý, trong Quyết định của UBND TP Hà Nội số 7585/QĐ-UBND năm 2017 về việc thành lập BQL chợ quận Cầu Giấy, chợ này đã được chú thích rõ Chợ tạm Nông sản thực phẩm Dịch Vọng Hậu là ở trong tình trạng hoạt động tạm trong khi chưa thực hiện theo quy hoạch.

Tức là, tất cả pháp lý của Chợ tạm Dịch Vọng Hậu đã vô cùng rõ ràng, thế nhưng, người ta đang cố tình “lờ” đi để hi vọng rằng, bằng cách gây áp lực cho chính quyền, những tiểu thương này có thể tiếp tục buôn bán sai phép trên mảnh đất vốn dĩ cần phải được thu hồi đúng hạn để triển khai dự án.

BQL chợ có hoàn thành nhiệm vụ?

Theo Văn bản số 421/UBND-ĐC về việc quy chủ sử dụng đất đối với phương án chợ Nông sản Dịch Vọng Hậu ngày 13/11/2018, chủ sử dụng Chợ là BQL dự án quận Cầu Giấy (nay là BQL dự án đầu tư xây dựng Quận). Hiện chợ đang chia nhỏ ra các kiot để cho tiểu thương thuê và hạn thuê đã kết thúc vào ngày 31/12/2018.

Trong hợp đồng ghi rõ “Hợp đồng đương nhiên hết hiệu lực pháp luật khi thời hạn thuê đã hết”. Tức là, sau 31/12/2018, chợ đã không thể hoạt động và BQL chợ Cầu Giấy có nhiệm vụ phải bàn giao đất lại cho TP để TP giao doanh nghiệp thực hiện dự án theo chủ trương chung đã được quyết sách từ lâu.

BQL chợ Cầu Giấy cũng đã đại diện cho UBND quận Cầu Giấy ra Thông báo số 57/TB-BQLCQCG ngay ngày 11/12/2018 về việc không ký hợp đồng thuê điạ điểm kinh doanh tại chợ nông sản thực phẩm Dịch Vọng Hậu nữa để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng thực hiện dự án.

Để cho bà con kinh doanh nắm được thông tin rõ hơn, Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy Trần Việt Hà đã đưa Thông báo số 02/TB-VP ngày 15/1/2019 về thời gian đóng cửa chợ nông sản Dịch Vọng Hậu: Đối với các hộ kinh doanh vãng lai: Chậm nhất 30/1/2019; đối với các hộ trước đây ký hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh: Chậm nhất ngày 4/2/2019.

Tất cả những thông báo này đã đến tay các tiểu thương. Thế nhưng, chủ trương đúng đắn của TP về việc xây dựng một Khu tổ hợp dịch vụ khang trang, to đẹp, văn minh, hiện đại gần đây lại bị  cản trở khi một số người tung ra các thông tin nhiễu loạn như: Chưa đóng cửa, đề nghị lùi đến tháng 5/2019. Riêng BQL chợ thì vẫn đi thu phí các tiểu thương như…  thường.

Việc này khiến dư luận đặt câu hỏi BQL chợ có hoàn thành nhiệm vụ được giao hay cũng gián tiếp cổ súy việc kéo dài chợ tạm để thu phí, khiến tình hình thêm phức tạp?

Không thể đi ngược chủ trương đúng của TP

Một việc làm khó có thể chấp nhận được là ngày 7/1/2019 vừa qua, một số tiểu thương đã tụ tập tại trụ sở UBND quận Cầu Giấy để đưa ra những yêu sách vô lý, đòi “không được đóng cửa chợ”.

Trước tình hình trên, UBND quận và UBND phường đã trực tiếp đối thoại với các  tiểu thương và yêu cầu giữ gìn an ninh trật tự, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định, chính sách của Nhà nước và pháp luật.

Song điều lạ lùng là, dù lãnh đạo quận đã đối thoại thẳng thắn, khẳng định không thể đi ngược quy hoạch và chủ trương của TP nhưng đến ngày 16/1/2019, hàng chục tiểu thương tiếp tục tụ tập tại trụ sở UBND quận tiếp tục đưa ra yêu sách cũ.

Chợ tạm nhếch nhác làm mất mỹ quan. Ảnh: MA

Tình trạng nêu trên là không thể chấp nhận, có thể tạo ra tiền lệ xấu trong thực hiện các chủ trương của TP những năm gần đây quyết liệt sắp xếp lại hàng trăm chợ tạm, chợ cóc để xây dựng TP văn minh, hiện đại. Riêng ở quận Cầu Giấy gần đây cũng có tới hơn 20 chợ tạm, chợ cóc được sắp xếp lại thì câu chuyện ở chợ tạm Dịch Vọng Hậu không thể là tiền lệ xấu.

Theo nguồn tin của chúng tôi, một trong những cản trở khiến việc thu hồi, bàn giao chợ tạm chậm trễ có nguyên nhân vì có người nhà, người thân của lãnh đạo đứng tên thuê một số ki-ốt.

Trao đổi với PV, Phó Chủ tịch UBND quận Trần Việt Hà cho biết, chợ tạm Dịch Vọng Hậu là 1 trong 148 địa điểm phải thu hồi trên địa bàn. Chính quyền đã tạo “điều kiện” kịch trần cho bà con tiểu thương thu hồi sau cùng để bà con buôn bán. Nay đã hết hạn hoạt động việc đóng cửa chợ là không thể thay đổi và không thể tạo tiền lệ xấu. Về thông tin có người nhà lãnh đạo kinh doanh một số ki - ốt, ông Hà nói không có chuyện đó.

Minh Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.

Nam Dũng

14:11 15/12/2024
Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm