Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nhà tù Côn Đảo: Nơi giáo dục truyền thống yêu nước

Trà Vân

Thứ tư, 26/07/2023 - 16:36

(Thanh tra) - Tháng 7 về, du khách đến với Côn Đảo để nhớ về năm tháng đầy oanh liệt trong lao tù của thực dân, đế quốc và những anh hùng, liệt sĩ mãi nằm lại nơi đây vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Côn Đảo được xem là “bàn thờ Tổ quốc". Và, nhà tù Côn Đảo là chứng tích của "địa ngục trần gian".

Nhà tù Côn Đảo: Nơi giáo dục truyền thống yêu nước. Ảnh: TV

Tính tới ngày đất nước thống nhất năm 1975, hệ thống nhà tù Côn Đảo đã tồn tại được 114 năm. Trong 114 năm đó, từ chính quyền thực dân Pháp tới chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã cho xây dựng một hệ thống nhà tù lớn với 7 trại giam, 2 khu biệt lập và 127 phòng giam, 44 xà lim cùng 504 phòng giam biệt lập.

Tính tới ngày đất nước thống nhất năm 1975, hệ thống nhà tù Côn Đảo đã tồn tại được 114 năm. Ảnh: TV

Hệ thống nhà tù Côn Đảo được thực dân, đế quốc, tay sai giam giữ tù nhân chính trị, tử tù... Nơi đây thời Pháp thuộc đã giam giữ những người tham gia các phong trào cách mạng và những người yêu nước chống lại chính phủ thuộc địa, và sau đó lại được Mỹ sử dụng để giam cầm tù nhân.

Hôm nay, lớp lớp thế hệ trẻ vẫn tìm về Côn Đảo để lắng nghe kể về lịch sử hào hùng của mảnh đất này. Ảnh: TV

“Địa ngục trần gian” thời cao điểm hầu như không có ngày nào trên mảnh đất Côn Đảo không có những người tù ngã xuống. Từ điều kiện ăn ở thiếu thốn, từ những hình thức tra tấn đàn áp dã man của quản ngục rồi những hành động giam cầm hành hạ ở khu "chuồng cọp", khu "chuồng bò" đến hầm xay lúa...

114 năm tồn tại của “địa ngục trần gian”, trên 20 ngàn người đã vĩnh viễn nằm lại trên hòn đảo này.

Hình sáp tái hiện lại sự dã man, tàn bạo của thực dân, đế quốc, tay sai đối với những người bị giam cầm. Ảnh: TV   Nơi đây đã giam giữ nhiều cán bộ chiến sỹ cách mạng, trong đó có đồng chí Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước. Ảnh: TV

Hình sáp tái hiện lại sự dã man, tàn bạo của thực dân, đế quốc, tay sai đối với những người bị giam cầm. Ảnh: TV   Nơi đây đã giam giữ nhiều cán bộ chiến sỹ cách mạng, trong đó có đồng chí Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước. Ảnh: TV

Hình sáp tái hiện lại sự dã man, tàn bạo của thực dân, đế quốc, tay sai đối với những người bị giam cầm. Ảnh: TV   Nơi đây đã giam giữ nhiều cán bộ chiến sỹ cách mạng, trong đó có đồng chí Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước. Ảnh: TV

Nhà tù được bao bọc bởi những bức tường bằng đá cao và gắn với miếng thủy tinh sắc nhọn, dây thép gai. Để tránh người tù vượt ngục, bọn thực dân, đế quốc, tay sai xây dựng thêm vọng gác có lính được trang bị súng đạn canh chừng.

Nhà tù Côn Đảo là một trong 23 di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: TV

Trong các khu giam giữ thì "chuồng cọp" là nơi biệt giam khắc nghiệt nhất. Tù nhân bị giam trong căn phòng 5m2, nằm trên nền xi măng và bị cùm chân, thường xuyên bị tra tấn.

Để tránh dư luận phản đối, khu "chuồng cọp" được xây biệt lập và được giữ bí mật trong một thời gian dài. Cho đến năm 1970 sự thật về "chuồng cọp" bị phanh phui, gây chấn động thế giới. Ảnh: TV

Côn Đảo cũng chính là nơi giáo dục truyền thống yêu nước một cách thiết thực, không giáo điều, không sách vở. Lớp lớp thế hệ trẻ vẫn tìm về Côn Đảo để lắng nghe kể về lịch sử hào hùng của mảnh đất này, về đây để thấu hiểu hơn độc lập tự do của đất nước hôm nay được xây đắp bằng sự hy sinh máu xương của cha anh đi trước, những con người đã làm nên những huyền thoại bất tử trong kháng chiến.

Những cây bàng hàng trăm năm tuổi, là những chứng tích gắn với nhà tù Côn Đảo. Ảnh: TV

“Nếu chỉ ngồi nhà đọc sách thôi thì chưa đủ. Phải đến tận nơi, chứng kiến từng hình ảnh chân thật, nghe từng câu chuyện thấm đẫm nước mắt từ cô hướng dẫn viên thì mới thấy cha anh chúng ta kiên cường thế nào, mới thấy được giá trị của độc lập - tự do”, bạn Nguyễn Thị Nga, đến từ Hà Nội chia sẻ.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm