Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Người dân cần sự minh bạch

Thứ ba, 15/07/2014 - 15:25

(Thanh tra)- 9 lần vỡ ống nước sông Đà. Một con số ấn tượng và luôn ám ảnh người dân Thủ đô. Và, đường ống này đang có nguy cơ vỡ tiếp. Dư luận đặt câu hỏi, một công trình ngàn tỷ, đạt “cúp Vàng chất lượng xây dựng Việt Nam”, sau rất nhiều sự cố xảy ra như vậy mà chủ đầu tư công trình là Vinaconex, chỉ biết cố gắng khắc phục sự cố, còn những khó khăn vì mất nước sinh hoạt của người dân không cá nhân nào đứng ra nhận trách nhiệm.

Đường ống nước sông Đà liên tục vỡ. Ảnh: Trà Vân

Vinaconex - vừa đá bóng, vừa thổi còi?

Theo ông Hoàng Hải, Phó Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), việc phân định trách nhiệm của các đơn vị liên quan đến sự cố liên tục xảy ra vỡ đường ống dẫn nước sạch sông Đà về Hà Nội phải căn cứ vào nguyên nhân sự cố và các quy định của pháp luật.

Qua đánh giá sơ bộ ban đầu của các chuyên gia, nguyên nhân của sự cố đường ống là do vật liệu ống sử dụng cho công trình chưa phù hợp với điều kiện truyền tải nước về TP. Việc xảy ra vỡ là do chất lượng đường ống dẫn không đồng đều.

Trách nhiệm quản lý của Nhà nước với Vinaconex, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, Bộ không còn là Bộ chủ quản của đơn vị này từ năm 2004, việc này là chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia đầu tư phải chịu trách nhiệm.

Dư luận đặt câu hỏi, có hay không Vinaconex vừa đá bóng, vừa thổi còi, nghĩa là Tổng Công ty làm chủ đầu tư, còn các Công ty con lại là các nhà thầu. Đại diện lãnh đạo Vianconex cho rằng, họ làm đúng luật. Vinaconex thừa nhận kết luận của Bộ Xây dựng là hoàn toàn chính xác và khách quan.

Ông Vũ Quý Hùng, Tổng Giám đốc Vinaconex cho biết, chúng tôi áp dụng công nghệ mới nhất của thế giới, đây là đường ống to nhất Việt Nam, chất liệu mới. Việc Vinaconex sử dụng các Công ty con là không sai luật.

Tuy nhiên, đại diện Công ty luật cho rằng, một công trình trọng điểm đã vinh dự nhận cúp Vàng chất lượng xây dựng nhưng lại để xảy ra sự cố thì cũng cần phải sòng phẳng và phải làm rõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan.

Bộ Xây dựng đã kết luận ban đầu tình trạng đường ống nước liên tục bị vỡ có liên quan đến việc thiết kế, thi công, quản lý, kể cả chất lượng ống. Vì thế trách nhiệm này trước hết thuộc về phía chủ đầu tư Vinaconex và Bộ chủ quản. Khi làm rõ trách nhiệm, phải có biện pháp xử lý đến nơi đến chốn người có liên quan, có như vậy mới đủ sức răn đe. Trách nhiệm ở đây chắc không chỉ dừng ở trách nhiệm kinh tế hay hành chính nữa, nếu đủ cơ sở có thể truy cứu trách nhiệm hình sự của cá nhân liên quan.

Trách nhiệm của Vinaconex trong việc đường ống cung cấp nước sạch sông Đà bị vỡ đã được Bộ Xây dựng kết luận rõ. Tuy nhiên, xử lý trách nhiệm cụ thể đối với từng cá nhân và tập thể của Vinaconex thế nào thì người dân đang chờ, bởi họ cần sự minh bạch, minh bạch đến tận cùng.

Không thể đem người dân làm trò đùa

Cư dân khốn khổ vì mất nước. Ảnh: Trà Vân

Cuối tuần qua, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng chủ trì cuộc họp khẩn và nhấn mạnh: Đây là lần thứ 9 tuyến đường ống nước sông Đà bị vỡ, sự cố này đảo lộn cuộc sống, ảnh hưởng sinh hoạt của hàng vạn hộ dân Thủ đô. Nhưng điều đáng quan tâm là không ai có thể khẳng định đường ống sẽ không vỡ tiếp nhiều lần nữa.

“TP không thể để cho hơn 1 triệu dân (hơn 70 nghìn hộ) bị ảnh hưởng, tiếp tục phải chịu đựng cảnh mất nước do vỡ đường ống. Một triệu dân không thể phụ thuộc vào đường ống nước của một công ty, một tuyến đường ống luôn vỡ như vậy. Chúng ta không thể đem người dân ra làm trò đùa. Vì vậy, TP chỉ đạo Sở Xây dựng, Giao thông  Vận tải, Công ty nước sạch Hà Nội, các đơn vị liên quan, tập trung tối đa nguồn lực để chủ động có giải pháp mới cung cấp nước sạch ổn định cho nhân dân”, Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng nêu rõ.

Theo đó, TP giao cho Sở Xây dựng Hà Nội làm chủ đầu tư công trình đường ống cấp nước mới sông Đà với số vốn hàng trăm tỷ đồng.

Người dân băn khoăn, liệu nguồn vốn để xây dựng đường ống mới được lấy từ đâu? Hay là từ tiền thuế của người dân Thủ đô?.

Ông Lê Quý Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nộ khẳng định: “TP giao cho các ngành: Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Quỹ Đầu tư và Phát triển TP cùng các sở ngành để đề xuất một nguồn kinh phí cho phù hợp. Nguồn vốn lấy từ Quỹ Đầu tư và Phát triển TP. Nếu còn thiếu thì sẽ sử dụng nguồn vốn vay”.

Như vậy, chính quyền TP Hà Nội đã thể hiện được trách nhiệm của mình đối với 70.000 hộ dân. Dư luận mong đợi, việc sử dụng nguồn vốn và lựa chọn chủ đầu tư để thi công đường ống cấp nước thứ 2 của Hà Nội phải minh bạch, khách quan và thận trọng hơn nữa, đừng lặp lại hậu quả của Vinaconex.

Trà Vân

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.

Nam Dũng

14:11 15/12/2024
Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm