Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nghề không mới nhưng đầy tiềm năng

Thứ tư, 20/06/2012 - 18:51

(Thanh tra) - “Ở Sài Gòn có những nghề mà người làm cật lực kinh doanh vẫn không ra tiền. Nhưng cũng có không ít nghề thấy làm chơi mà lại ăn thật. Trong đó, nghề nuôi cá cảnh được xem là một nghề “hái ra tiền” nếu biết chọn lọc và nuôi cá theo thời điểm và thị hiếu khách hàng.” - Ông Nguyễn Văn Thanh - tự Thanh cá Đĩa, Q.12 nói như vậy.

Khách xem cá cảnh ở tiệm ông Thanh

Làm giàu vì biết liều với niềm đam mê

Chơi cá cảnh phần nhiều xuất phát từ nhu cầu được giải trí, gần gũi với thiên nhiên và một niềm đam mê riêng của số ít người. Vài năm trở lại đây, phong trào nuôi cá cảnh rồi sang tay bán kiếm lời không còn là chuyện hiếm trong giới chơi cá. Có những con cá giá trị ban đầu chỉ đôi ba triệu, nhưng sau 1 - 2 năm được chăm chút, được “vỗ mã”, đã có giá vài ba chục triệu là chuyện bình thường. Giới chơi cá hiện nay tuy rất “kén” nhưng độ chịu chi thì khi gặp cá đẹp, ưng ý thì miễn bàn, bao nhiêu cũng mua.

Ngồi với tôi tại nhà ở quận 12, ông Nguyễn Văn Thanh, tự Thanh cá Đĩa, không ngần ngại chia sẻ, ông đến với cá cảnh cũng rất tình cờ, tuy rất mê nuôi cá cảnh nhưng chưa bao giờ nghĩ sẽ kiếm tiền từ việc nuôi bán cá cảnh. Tuy nhiên, năm 2.000 qua lời mách bảo của anh bạn, ông cải tạo 0,3 ha diện tích mặt nước (nuôi cá diêu hồng) thành ao nuôi cá cảnh. Không kinh nghiệm, không kỹ thuật chăm sóc 100 cặp cá vàng giống bố mẹ (hơn 10 triệu) đã chết sạch chỉ sau một tuần thả nuôi. Nuôi cá vàng thất bại, ông quay sang nuôi cá chép vẩy rồng, cá sống rất khoẻ mạnh và không bệnh tật gì chỉ một nỗi cá chép vẩy rồng lại không chịu đẻ. Không nản chí, ông lại vay hàng chục triệu mua giống bố mẹ cá chép ngũ sắc, chân trâu, tai tượng về nhân giống...

Hơn 3 năm nuôi cá cảnh, ông Thanh nếm đủ niềm cơ cực và sự thất bại. Bao nhiêu tài sản đều “ném” hết vào cá cảnh, có lúc tiền nợ lên hơn 300 triệu đồng.

Sau 4 năm lăn lội và học hỏi không biết mệt năm 2004, ông Thanh đã nắm được các kinh nghiệm chọn cá bố mẹ, tiêu chí tuyển chọn cá, cách chăm sóc… và ông đã thành công. Từ những loại cá cảnh thông dụng ban đầu như: Cá vàng, chép vàng, chép ngũ sắc, chân trâu... ông đã mạnh dạn đầu tư nuôi các loại cá cảnh cao cấp khác như: Tai tượng, cá đô, cá la hán, cá dĩa.

Cách đây 3 - 4 năm, mỗi ngày vựa cá cảnh của ông bán ra hàng ngàn con cá cảnh, thu về không dưới 2 - 3 triệu đồng. Không chỉ bán được ở trong nước, nhiều người nước ngoài cũng tìm đến vựa cá của ông đặt hàng, do cá cảnh Việt Nam đa dạng về mẫu mã và chủng loại nên rất được ưa chuộng. Hiện nay, thị trường có phần sút giảm nhưng ông vẫn có thu nhập trên dưới 1 triệu đồng/ngày nhờ bán cá.

Tuy nhiên, theo ông Thanh, nghề nuôi cá cảnh không phải là nghề cứ đổ nhiều tiền vô là làm được. Bởi theo ông để nuôi cá cảnh thành công, ngoài vốn, sự am hiểu kỹ thuật, thì kinh nghiệm cũng quan trọng không kém. Nếu không biết gì mà cứ bắt tay vào nuôi theo phong trào thì thất bại là khó tránh khỏi. Cá cảnh vốn rất nhạy cảm với thời tiết, chỉ một chuyển biến nhỏ cũng có thể bị bệnh. Nếu người nuôi không tinh ý điều chỉnh nhiệt độ, oxy sao cho hợp lý, cá có thể mắc bệnh và chết hàng loạt.

Chi cục Quản lý Chất lượng và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản TP. Hồ Chí Minh cho biết: Năm 2010, lượng cá cảnh xuất khẩu là 7,5 triệu con (năm 2009 xuất 7 triệu con), đạt doanh thu 7,5 triệu USD.

Nhìn vào gần 100 bể cá của ông con nào con nấy đều rất khỏe mạnh và căng tràn sức sống. Con tai tượng thân hình chắc nịch, đầu sần sùi, vẩy xanh bóng, đuôi hồng, như một “lãnh chúa” cao ngạo. Đàn cá đô háu ăn, cá vàng, cá chép tam hoa thì lững lờ, ung dung, quý phái, tụ với nhau thành đàn vàng khắp mặt ao.

Hiện ông Thanh đang nuôi trên 50 loại cá cảnh, từ loại bình dân cho đến các loại cá cao cấp như rồng, tượng, kim long, phúc lộc, dĩa... Cá cảnh Văn Thanh không biết từ bao giờ đã trở thành một thương hiệu, một cái tên không thể thiếu trong giới chơi cá cảnh đất Sài Thành. Cá cảnh của ông Thanh còn có mặt tại Lào, Thái Lan. Sắp tới ông có dự định nhập thêm nhiều giống cá cảnh từ Trung Quốc, Đài Loan về nhân giống, khi đó sẽ nâng lên trên 60 loại cá cảnh để phục vụ cho thị trường.
 
Một thị trường đầy tiềm năng

Năm 2011 được cho là năm khó khăn đối với nghề nuôi cá cảnh bởi mọi chi phí đều tăng, từ điện, thức ăn cho đến nhân công. Ông Thanh cho biết, so với cách đây 2 năm, giá thức ăn cho cá đã tăng gấp 3 lần trong khi giá bán cá hầu như không tăng. Tình hình kinh tế khó khăn khiến nhiều người nuôi cá lo lắng. Nhưng với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng chống chọi qua nhiều đợt khủng hoảng, nhiều cơn bão giá, ông Thanh cho rằng, thị trường rồi sẽ đi lên. Sau mỗi đợt thị trường đi xuống, sẽ lại có một đợt hút hàng. Cơ hội sẽ dành cho những người biết cách cầm cự, chờ đợi để vượt qua khủng hoảng.

Hiện nay, thị trường cá cảnh TP. Hồ Chí Minh chiếm đến 50% kim ngạch xuất khẩu cá cảnh của cả nước. Cá cảnh Việt Nam đã xuất sang nhiều nước và vùng lãnh thổ như Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Trung Quốc, EU...

Theo Phòng Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, toàn TP. Hồ Chí Minh hiện có 283 hộ và 2 doanh nghiệp nuôi cá cảnh, với số lượng tổng cộng 60 triệu con thuộc 60 loài. So với năm 2009, số lượng cá cảnh đã tăng lên đáng kể (năm 2009 là 56 triệu con). Đặc biệt, nhiều đơn vị đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất như Công ty Saigonaquarium, ở xã Tân Thông Hội, Củ Chi đang sở hữu đến 7 ha diện tích nuôi. Các đơn vị nuôi cá cảnh không chỉ cung cấp cho thị trường trong nước, mà còn xuất khẩu đi nhiều thị trường nước ngoài ở châu Á lẫn châu Âu và Mỹ.

Tuy nhiên, nếu so sánh với các nước lân cận như Thái Lan, Singapore. Hiện kim ngạch xuất khẩu cá cảnh Thái Lan đạt 50 triệu USD/năm; Malaysia 70 triệu USD/năm và đang đẩy mạnh công tác nghiên cứu lai tạo đưa đàn cá cảnh từ 500 triệu con lên 1 tỷ con, mục tiêu xuất khẩu 200 triệu con, đạt 220 triệu USD vào năm 2010. Còn với Singapore - thì khỏi phải nói, với diện tích nuôi hạn chế, nguồn nước ngọt ít ỏi, nhưng kim ngạch xuất khẩu cá cảnh đạt 400 triệu USD/năm mới thấy tiềm năng cá cảnh tại Việt Nam là rất lớn.

Mặc dù, thị trường cá cảnh đang đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng theo Phòng Thủy sản. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, lượng cá xuất đi trong Quý I lên tới 2,9 triệu con. Trong đó thị trường châu Âu chiếm 70,5%, Mỹ chiếm 16,4%, còn lại là châu Á. Tuy nhiên, đại diện phòng Thủy sản cũng cho rằng, so với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có điều kiện tự nhiên tốt hơn, nông dân có kinh nghiệm và tay nghề cao hơn, nhưng lượng cá xuất khẩu chỉ dừng lại con số khiêm tốn cũng có nguyên nhân là sản phẩm chưa đồng nhất, người nuôi còn manh mún, tự phát.


Anh Tú

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.

Nam Dũng

14:11 15/12/2024
Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm