Theo dõi Báo Thanh tra trên
Mai Lương Giáp
Thứ năm, 22/09/2022 - 13:28
(Thanh tra)- Nậm Pồ là huyện biên giới vùng cao thuộc tỉnh Điện Biên, dân số sinh sống trên địa bàn chủ yếu là người dân tộc thiểu số, việc tiếp cận với thông tin, chấp hành cũng như kiến thức về pháp luật còn hạn chế.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Si Pa Phìn, xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ tuyên truyền pháp luật về bảo vệ biên giới tới người dân
Chính vì vậy việc phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đến cán bộ, nhân dân trên địa bàn được cấp ủy, chính quyền huyện Nậm Pồ đặc biệt chú trọng và đẩy mạnh.
Đẩy mạnh phổ biến giáo dục pháp luật tới người dân
Là một huyện vùng cao giáp biên giới, điều kiện kinh tế còn khó khăn, dân cư thưa thớt, đa số là dân tộc thiểu số, ít tiếp xúc với các phương tiện truyền thông đại chúng. Bởi vậy việc tiếp xúc, tìm hiểu về pháp luật cũng như quyền và lợi ích của bản thân còn hạn chế. Từ các yếu tố đó, việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao kiến thức về pháp luật cho người dân huyện Nậm Pồ được đặt lên hàng đầu.
Trong ngôi nhà gỗ tại bản Nà Bủng 3, xã Nà Bủng, người dân chăm chú nghe chị Đinh Thị Hà, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Nà Bủng tuyên truyền các kiến thức về pháp luật, lồng ghép với đó là sự nguy hiểm và các biện pháp phòng tránh dịch bệnh Covid-19. Có đoạn chị Hà nói bằng tiếng phổ thông, có đoạn chị phiên dịch ra tiếng Mông rồi phát tờ rơi có hình ảnh để người dân dễ hiểu.
Chị Hà chia sẻ, việc thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật được chính quyền, người dân vô cùng ủng hộ, việc triển khai được áp dụng một cách linh hoạt, thiết thực với nhiều hình thức đa dạng, đồng thời kết hợp với nhiều đơn vị khác nhau như giáo viên, tư pháp thành lập các tổ dân vận bám sát với từng hộ, từng người dân trên địa bàn.
Bản Nà Bủng 3 có 40 hộ với khoảng 200 nhân khẩu. Thông qua các hội nghị, họp bản, giáo dục pháp luật trong nhà trường, truyền miệng đến từng nhà, tờ rơi… mà mỗi người dân tại bản đều có thể tiếp xúc, tăng cường sự hiểu biết về pháp luật.
"Không chỉ vậy, tùy từng thời điểm cụ thể sẽ linh hoạt trong hình thức, cũng như cách thức tiếp cận, phổ biến kiến thức pháp luật đến các đối tượng khác nhau nhằm đảm bảo được hiệu quả cao nhất. Trong 9 tháng đầu năm 2022, xã đã tổ chức 8 buổi PBGDPL tại các bản và trường học trên địa bàn xã. Ngoài các kiến thức về pháp luật, nhằm đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu thông tin về các vấn đề nóng được dư luận quan tâm. Tại mỗi bản xã đã tổ chức 126 buổi tuyên truyền, vận động người dân đi tiêm phòng dịch cũng như phổ biến về cách phòng chống dịch Covid-19 trong giai đoạn mới với 62.370 lượt người tham dự”, chị Hà nói.
Còn tại xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tuy là trung tâm huyện song là xã biên giới, tỷ lệ hộ nghèo cao, sản xuất nông nghiệp còn mang tính tự cung, tự cấp. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiềm ẩn diễn biến phức tạp. Chính vì vậy, Đồn Biên phòng Nà Hỳ đóng chân trên địa bàn đã tích cực tuyên truyền, vận động, nâng cao hiểu biết về pháp luật cho người dân.
Thiếu tá Chu Quang Hiển, Chính trị viên phó, Đồn Biên phòng Nà Hỳ cho biết, đơn vị chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã triển khai tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ biên giới, giữ gìn an ninh trật tự địa bàn, phát triển kinh tế - xã hội địa phương, xây dựng khu vực biên giới ổn định.
“Từ đầu năm 2022 đến nay, Đồn Biên phòng Nà Hỳ phối hợp với các ban, đoàn thể xã tổ chức tuyên truyền trực tiếp được 11 buổi cho 782 lượt người nghe; tuyên truyền trên loa truyền thanh của xã, bản về Luật Biên giới quốc gia, Luật Hôn nhân và Gia đình… Vận động nhân dân tích cực đấu tranh, tố giác tội phạm, phối hợp cùng bộ đội biên phòng quản lý bảo vệ đường biên, mốc quốc giới. Đến nay, trên địa bàn duy trì 4 tổ, 34 hộ tự nguyện đăng ký tham gia tự quản 15km đường biên và 4 cột mốc; 9 tổ, 620 hộ đăng ký tự quản an ninh trật tự thôn, bản” - Thiếu tá Chu Quang Hiển chia sẻ.
Linh hoạt các giải pháp
Trong những năm qua, công tác PBGDPL trên địa bàn huyện Nậm Pồ được chủ động triển khai với tính khả thi, linh hoạt và sáng tạo với từng bộ phận người tiếp nhận cũng như phù hợp với điều kiện thực tế của từng xã, từng địa bàn. Công tác PBGDPL được lồng ghép, triển khai đa dạng và phong phú với các hình thức, cách thức phổ biến, tiếp cận khác nhau, từ tọa đàm, tuyên truyền miệng, qua hệ thống phát thanh, cuộc thi, qua băng rôn, khẩu hiệu, tuyên truyền lưu động… trong đó hình thức phổ biến pháp luật trực tiếp qua các hội nghị, họp bản được sử dụng rộng rãi.
Trong đó, chú trọng vào việc cung cấp thông tin về pháp luật gắn liền với tuyên truyền, phổ biến quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công nhân viên và nhân dân trên địa bàn. Việc xây dựng nội dung ngắn gọn, lồng ghép với việc “lắng nghe, giao lưu” trực tiếp với bà con. Công tác này không chỉ gói gọn trong chương trình, kế hoạch mà còn linh động, bám sát với tình hình thời sự của địa bàn và cả nước như các vấn đề nóng được mọi người quan tâm như: Bầu cử, phòng chống dịch bệnh Covid-19, cấp căn cước công dân...
Không chỉ vậy, tài liệu PBGDPL được biên soạn theo hướng phù hợp, khả thi, cách thức tuyên truyền với từng nhóm đối tượng trên các địa bàn là hết sức đa dạng bám sát với thực tiễn. Tính đến hiện tại việc biên soạn, phát hành và phối hợp pháp hành tài liệu lên đến hơn 37.355 bản tài liệu các loại.
Huyện Nậm Pồ xác định đời sống kinh tế khó khăn ảnh hưởng đến ý thức chấp hành pháp luật của bà con nhân dân. Công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số không đơn thuần là việc truyền tải kiến thức pháp luật mà còn gắn liền với hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách, cải thiện cuộc sống. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, PBGDPL đã được huyện Nậm Pồ triển khai đồng bộ với các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội, ổn định đời sống vật chất của người dân, thông qua nhiều mô hình kinh tế…
Đồng thời, xác định được tầm quan trọng của việc giáo dục, nâng cao kiến thức về pháp luật đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường, các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện cũng đã thực hiện kiểm tra, giám sát, tổ chức tuyên truyền cho 2.178 lượt cán bộ, giáo viên, nhân viên và 26.252 lượt học sinh.
Với tinh thần “mỗi cán bộ, đảng viên là một tuyên truyền viên” tính từ năm 2013 đến nay, trên địa bàn huyện Nậm Pồ đã tuyên truyền, PBGDPL được 7.333 cuộc với 483.849 lượt người tham dự. Kết quả đó cho thấy sự tích cực trong việc tuyên truyền, vận động Nhân dân tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, từng bước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tỉnh Nghệ An vừa có văn bản chỉ đạo các ban, ngành chức năng mở đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển, xử lý tàu cá “3 không”, tàu cá không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác thủy sản trái phép, tàu cá đã xóa đăng ký nhưng vẫn còn hoạt động...
Văn Thanh
12:44 22/11/2024(Thanh tra) - Từ đầu năm 2021 đến nay, huyện Mường Ảng (Điện Biên) phát huy hiệu quả nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giúp diện mạo các địa bàn còn nhiều khó khăn đổi thay, tạo sinh kế, việc làm… giúp cải thiện đời sống Nhân dân, đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm còn 22,13%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 18,04%.
Trần Trung
11:43 22/11/2024Thái Hải
11:24 22/11/2024Ngọc Phó
10:36 22/11/2024Kim Thành
21:13 21/11/2024Hoàng Nam
16:03 21/11/2024Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân
Nhật Minh
N. Phê - L. Bình
Trần Quý
Thái Hải
Văn Thanh
Văn Thanh
Văn Thanh
Trần Quý