Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Mua vé tàu điện tử vẫn phải ra ga lấy vé

Thứ ba, 18/11/2014 - 10:25

Đó thông tin từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) về việc mua vé tàu điện tử trên hệ thống bán vé điện tử khai trương ngày 21-11 và bán vé tàu tết từ ngày 1-12 tới.

Từ ngày 1-12, hành khách có thể mua vé tàu điện tử và thanh toán qua mạng - Ảnh: T.Phùng chụp lại

Trao đổi thông tin với báo chí ngày 17-11, ông Đoàn Duy Hoạch - phó tổng giám đốc ĐSVN - cho biết kể từ 8g sáng 1-12 sẽ phục vụ bán vé tàu Thống Nhất Tết Ất Mùi 2015 qua các website: www.dsvn.vn, www.vietnamrailway.vn, www.vetau.com.vn.


Đồng thời bán vé song song cùng với các kênh bán vé truyền thống khác như tại ga, điện thoại.


Trả vé qua thẻ tín dụng hoặc bưu điện, ngân hàng


Theo đó, ĐSVN sẽ tổ chức bán vé cá nhân trên hệ thống bán vé điện tử. Mỗi khách hàng được đặt chỗ trên web mỗi lần không quá 4 vé cho 1 chiều.


Để chọn vé, hành khách nhập thông tin hành trình, ngày đi, lựa chọn mua vé một chiều hoặc khứ hồi rồi nhập chuỗi mã. Sau đó ấn vào thanh tìm kiếm để hệ thống đưa ra các chuyến tàu và loại vé phù hợp yêu cầu để lựa chọn.


Hành khách có 4 phút để quyết định đặt chỗ đã chọn (quá 5 phút hệ thống sẽ nhả vé để phục vụ hành khách khác).


Ở bước đặt vé, hành khách nhập thông tin người đi tàu, người đặt mua vé và điền đầy đủ thông tin người đi tàu gồm họ tên, số CMND, người đi tàu (người già, trẻ em). Đối với người già và trẻ em cần điền đầy đủ thông tin ngày tháng năm sinh để hệ thống tính toán độ tuổi và đưa ra mức giá ưu đãi theo quy định.


Người đặt vé cần ghi họ tên, số CMND, điện thoại, e-mail liên hệ, sau đó chọn hình thức thanh toán.


Hành khách đặt chỗ thành công trên hệ thống chọn thanh toán trực tuyến thông qua các loại thẻ tín dụng trong thời gian 10 phút kể từ khi đặt vé (chấp nhận 24 loại thẻ nội địa).


Sau khi thanh toán trực tuyến 24 giờ, hành khách mang theo mã đặt chỗ và CMND đến ga lấy vé trước giờ tàu chạy (khuyến cáo trước khi tàu chạy 4 tiếng để có thời gian đổi vé trong những ngày cao điểm).


Đối với hành khách thanh toán tiền mặt:


Chậm nhất 48 giờ sau khi đặt vé thành công, hành khách đến ga trả tiền và lấy vé hoặc đến các điểm giao dịch của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam (VIB) để thanh toán tiền vé và nhận mã số. Sau đó hành khách đến ga lấy vé (khuyến cáo nên lấy vé kể từ khi thanh toán đến trước giờ tàu chạy 4 giờ).


Đối với hành khách đặt chỗ muộn: hành khách đặt chỗ thành công trước giờ tàu chạy từ 24-60 giờ, cần thanh toán tiền vé trước giờ tàu chạy 12 giờ. Nếu không thanh toán thì chỗ đã đặt sẽ tự động hủy. Sau khi thanh toán, hành khách đến ga để nhận vé (khuyến cáo trước giờ tàu chạy 4 giờ).


Hệ thống bán vé trên website cho phép hành khách đặt chỗ muộn nhất 24 giờ trước giờ tàu chạy. Sau thời điểm trên, hành khách đến ga mua vé.


Vẫn phải ra ga lấy vé vì vướng luật


Trao đổi thông tin, nhiều phóng viên đặt câu hỏi tại sao hệ thống bán vé điện tử chưa hoạt động như bán vé máy bay. Hành khách vẫn cầm mã đặt chỗ ra ga đổi vé trước khi tàu chạy thay vì mang mã đặt chỗ đến ga đổi thẻ lên tàu như máy bay.


Giải đáp thắc mắc này, ông Phạm Minh Tuấn - tổng giám đốc Tổng công ty hệ thống thông tin FPT - cho biết hệ thống hoàn toàn có thể cho phép hành khách đã mua vé và in được vé lên tàu luôn mà không phải ra nhà ga đổi vé. Kể cả trường hợp lưu mã đặt vé trong điện thoại rồi đến ga xuất trình để lên tàu.


Tuy nhiên cơ sở pháp lý chưa cho phép nên đang phối hợp ĐSVN xin sửa đổi quy định để thực hiện từ năm 2016. Cụ thể là quy định hiện nay vẫn bắt buộc vé tàu do ĐSVN in, chưa được phép in ở những nơi khác.


Bên cạnh đó, vé tàu hiện nay đang mang hai chức năng vừa là hóa đơn đỏ vừa là giấy lên tàu. Để không in vé hay hành khách chỉ cần mang mã đặt chỗ ra ga đổi thẻ lên tàu cần phải tách hai chức năng trên ra khỏi vé tàu như hiện nay.


Khi sửa đổi được hóa đơn đỏ thành hóa đơn điện tử, tách hóa đơn ra khỏi vé thì khách đặt vé tàu qua mạng và thanh toán xong chỉ cần in thông tin lên tờ giấy trắng là có thể lên tàu.


Ông Nguyễn Hữu Tuyên - trưởng ban kinh doanh vận tải của  ĐSVN - cho biết hệ thống bán vé điện tử không dùng kho vé riêng. Ngoài 20% số vé bán cho tập thể thì toàn bộ vé còn lại sẽ chung một kho vé. Vé được bán theo nguyên tắc ai mua trước thì được trước, không phân biệt khu vực, vùng miền.


Về quy định khách đến ga đổi vé muộn nhất 4 giờ trước khi tàu chạy, ông Tuyên cho biết đây là khuyến cáo để tránh tình trạng hành khách dồn đến ga lấy vé sát giờ tàu chạy gây ùn ứ. Đồng thời trong ngày cao điểm ĐSVN chỉ cung cấp 12.000 chỗ trên tàu Thống Nhất nên người cần đi tàu trong ngày nhiều hơn số vé cung ứng.


Nếu hành khách đã mua vé mà không đi tàu, trả vé trước khi tàu chạy 4 giờ, nhà ga có thể kịp thời gian chuyển chỗ ngồi đó cho hành khách khác có nhu cầu đi tàu. Tránh được tình trạng khách này không đi, tàu thừa chỗ nhưng khách khác cần đi tàu lại không được đi.


Ông Đoàn Duy Hoạch khẳng định khi đã thanh toán tiền vé mà khách chưa đến ga đổi vé, chắc chắn vé tàu đó vẫn thuộc về hành khách đã trả tiền. Nếu hành khách lấy vé muộn hơn giờ khởi hành 4 giờ thì nhà ga vẫn giải quyết.


Nếu khách đến đổi vé đông, sát giờ tàu chạy quá mà không kịp làm thủ tục đổi vé thì trưởng ga sẽ xử lý tình huống, căn cứ mã đặt chỗ để hành khách đi tàu. Tuy nhiên, ông Hoạch khuyến cáo hành khách nên đến đổi vé trước khi tàu chạy 4 giờ trong dịp cao điểm. 


Với hành khách thanh toán bằng tiền mặt, có thể trả tiền vé tại các điểm giao dịch bưu điện trên toàn quốc. VIB sẽ hỗ trợ thu tiền vé củakhách hàng mua vé tạikhu vực TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương từ 8g-17g các ngày từ thứ 2 đến thứ 6, riêng ngày thứ 7 từ 8g-12g.


Trong các ngày từ 1-12 đến 10-12 sẽ phục vụ cả ngày thứ 7 và chủ nhật với thời gian từ 8g-16g. VIB cũng bố trí máy tính tại 53 chi nhánh và cử người hướng dẫn hành khách đặt vé, trả tiền vé tại ngân hàng rồi hành khách mang hóa đơn đến ga lấy vé.


Trả tiền mua vé qua bưu điện và VIB miễn phí.

TTO 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức Net Zero vào năm 2050

Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức Net Zero vào năm 2050

(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.

T.Thanh

13:44 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm