Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 14/04/2015 - 20:49
Liên minh bảo vệ chó châu Á phát động chiến dịch "Về đi vàng ơi", vận động hơn một triệu chữ ký ủng hộ chống trộm cắp, buôn lậu, giết mổ và tiêu thụ chó.
Những con chó nhập lậu không được kiểm soát có thể mang theo nhiều dịch bệnh như tả, dại, ghẻ, giun xoắn, tiềm ẩn nguy cơ lây lan sang người ăn thịt chúng. Ảnh: Thi Ngoan
Phát biểu trong họp báo khởi động chiến dịch ngày 14/4, ông Lê Đức Chính, đại diện Liên minh bảo vệ chó châu Á tại Việt Nam ghi nhận có sự thay đổi đáng kể về thái độ của người dân đối với thói quen ăn thịt chó trong vòng 5 năm qua. Vào năm 2009, cuộc thăm dò ý kiến của hàng chục nghìn người cho thấy hơn 50% trả lời có thể chấp nhận việc ăn thịt chó. Một khảo sát tương tự vào năm 2014 có khoảng 54% người tham gia phản đối ăn thịt chó.
Giải thích về sự thay đổi này, ông Chính cho rằng tỷ lệ người không ăn thịt chó tăng trong vài năm trở lại đây xuất phát từ 4 lý do. Thứ nhất, nhiều người cảm thấy phẫn nộ khi chứng kiến nạn trộm cắp chó để xẻ thịt nên quyết tâm không ăn thịt chó. Thứ hai là tác động từ các tổ chức bảo vệ động vật quốc tế khiến nhiều người thay đổi thái độ và hành vi cư xử cũng như ăn thịt chó. Thứ ba, người Việt rất ngại bị cộng đồng quốc tế lên án về việc ăn thịt chó nên bắt đầu từ bỏ thói quen này. Thứ tư, số lượng người nuôi chó gia tăng. Trong cộng đồng có sự thay đổi thái độ đối với động vật, trước đây chúng chỉ được xem là công cụ lao động hoặc làm thức ăn thì hiện tại nhiều người rất yêu thương động vật.
Ông John Dalley, đứng đầu Liên minh bảo vệ chó châu Á (ACPA) cho biết tổ chức này được thành lập nhằm nâng cao phúc lợi động vật, đặc biệt là chó mèo ở châu Á. Từ đó đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho động vật và cộng đồng, hướng đến một xã hội không còn động vật bị bỏ rơi, chấm dứt các hành vi tàn tác đối với loài vật. ACPA (Asia Canine Protection Association) là liên minh gồm các tổ chức Động vật Châu Á, Thay đổi vì Động vật, Nhân đạo Quốc tế và Soi Dog.
Năm 2013, với những nỗ lực vận động của ACPA, các đại biểu chính phủ cao cấp của Việt Nam, Thái Lan và Campuchia đã đồng ý cam kết ngừng vận chuyển chó qua biên giới trong vòng 5 năm tới khi nhận thấy đây là một trong những nguyên nhân làm bùng phát bệnh dại. Đồng thời đẩy mạnh công tác giáo dục cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức về những nguy cơ từ việc buôn bán và tiêu thụ thịt chó đối với sức khỏe con người.
Theo ông John, dù đã có sự thay đổi đáng kể về thái độ và hành vi tiêu thụ thịt chó ở Việt Nam trong những năm qua, song thị trường thịt chó vẫn khá sôi động, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM. Điều tra của tổ chức này ghi nhận, mỗi năm có hơn 5 triệu con chó bị giết và tiêu thụ tại Việt Nam, trong khi số lượng nuôi ổn định ở các hộ gia đình là 10 triệu con.
Nhu cầu thị trường ngày càng cao mà lượng chó nuôi trong nước không cung ứng đủ, dẫn đến nạn trộm chó và nhập lậu từ nước ngoài tăng mạnh trong những năm gần đây. Hầu hết nguồn cung thịt chó lậu là từ Thái Lan, Campuchia, Lào, đưa qua biên giới. "Những con chó không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được kiểm soát tiêm chủng có thể mang theo nhiều dịch bệnh nguy hiểm như tả, dại, ghẻ, giun xoắn tiềm ẩn nguy cơ lây lan sang người khi ăn thịt chúng", ông Chính khuyến cáo.
Để hạn chế tình trạng trên, Liên minh bảo vệ chó châu Á phát động Chiến dịch "Về đi vàng ơi" với mục đích nâng cao sự đồng cảm đối với loài chó, kêu gọi chấm dứt nạn trộm cắp, buôn lậu, giết mổ và tiêu thụ thịt chó ở Việt Nam. Chương trình dự kiến vận động hơn một triệu chữ ký trên website Baovecho.org, để trình lên Chính phủ kêu gọi ban hành quy định về phúc lợi động vật, nhất là với loài chó.
“Về đi Vàng ơi” nhận được sự ủng hộ từ các nghệ sĩ nổi tiếng như ca sĩ Uyên Linh, Vũ Cát Tường, Quang Đăng, Chi Pu, Gil Lê, Hà Lê, Trương Thị May, rapper Như Hexi... Các sao Việt bày tỏ sự ngạc nhiên, xúc động khi cùng xem video tư liệu về thực trạng nạn trộm cắp, buôn lậu và giết mổ chó tại Việt Nam.
Theo Thị Ngoan/VnExpress.net
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.
Trung Hà
15:05 11/12/2024(Thanh tra) - Những năm gần đây, tại nhiều vùng quê Việt Nam, việc lắp đặt đèn năng lượng mặt trời (NLMT) trong quá trình xây dựng nông thôn mới đã trở thành xu hướng nổi bật, diện mạo nông thôn từ đó cũng trở nên hiện đại, tiện nghi, an toàn hơn.
PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024PV
10:46 11/12/2024Tuấn Khải
18:41 10/12/2024Hải Hà
Trung Hà
Chính Bình
Chính Bình
Trung Hà
Trung Hà
PV
Hải Hà
ĐT
Văn Thanh
PV
Hải Hà