Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Mô hình điểm kéo giảm hôn nhân cận huyết thống, tảo hôn

Nam Dũng

Thứ sáu, 10/11/2023 - 18:18

(Thanh tra) - Sau 1 năm thực hiện mô hình điểm “Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Lào Cai đồng hành cùng thôn, bản nói không với tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống” đã làm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn.

Bộ đội Biên phòng đang hướng dẫn các kiến thức pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: ND

Mô hình điểm đầu tiên của BĐBP trên cả nước

Tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống xảy ra tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sẽ làm giảm chất lượng dân số, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nhằm ngăn ngừa tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, góp phần nâng cao chất lượng dân số và chất lượng cuộc sống của người DTTS tại địa bản tỉnh Lào Cai, mô hình “BĐBP tỉnh Lào Cai đồng hành cùng thôn, bản nói không với tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống” được ra đời với nhiều mục tiêu và niềm tin sẽ giảm tối thiểu tỉ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Tháng 10/2022, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Lào Cai phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai, cấp ủy, chính quyền xã Dìn Chin và xã Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương đã tổ chức ra mắt mô hình “BĐBP Lào Cai đồng hành cùng thôn, bản nói không với tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống”.

Mô hình ra đời gắn với việc thực hiện “dân vận khéo về cải tạo tập quán lạc hậu”, thực hiện bình đẳng giới, xây dựng nếp sống văn minh và phòng, chống bạo lực gia đình, sinh sản vị thành niên.

Qua đó, động viên và phát huy mọi nguồn lực trong Nhân dân, phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và xây dựng hệ thống chính trị của địa phương, đơn vị.

Ngay sau khi thành lập, ban tổ chức đã tập huấn cập nhật các kiến thức cho các thành viên ban chỉ đạo mô hình điểm và tổ tư vấn trợ giúp pháp lý như: Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Phòng chống bạo lực gia đình; các nội dung liên quan cải tạo phong tục, tập quán lạc hậu; kỹ năng điều hành, thuyết trình trong câu lạc bộ; kỹ năng tuyên truyền, tư vấn; kỹ năng ứng xử trong gia đình; kỹ năng hòa giải, can thiệt các vụ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; bạo lực gia đình.

Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào các dân tộc

Vừa qua, tại Đồn Biên phòng Tả Gia Khâu, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội nghị Sơ kết 1 năm thực hiện mô hình điểm “BĐBP tỉnh Lào Cai đồng hành cùng thôn, bản nói không với tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống” tại xã Tả Gia Khâu và xã Dìn Chin, huyện Mường Khương.

Ban Chỉ đạo đã phối hợp với các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức 4 hội nghị tuyên truyền cho người dân tham gia sinh hoạt mô hình điểm nói không với tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống với 520 người tham dự. Tổ chức 13 hội nghị trực tiếp cho người dân tại các xã biên giới về Luật Biên phòng Việt Nam; về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Đối tượng là cán bộ lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể xã; bí thư, trưởng thôn; già làng, người có uy tín và nhân dân các xã biên giới, với 2.240 người tham dự.

Đồn Biên phòng Tả Gia Khâu phối hợp cùng các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ Tư vấn xã Dìn Chin, xã Tả Gia Khâu tổ chức 4 đợt tuyên truyền tại 17 thôn được 68 buổi/488 người tham gia; tuyên truyền bằng loa kéo, hệ thống truyền thanh của địa phương bằng tiếng phổ thông và tiếng dân tộc; tuyên truyền trực tiếp tại các hộ gia đình được 20 buổi/126 lượt người tham gia/6.565 lượt người nghe.

Phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tại các nhà trường cho các thầy, cô giáo và các em học sinh Trường THCS xã Tả Gia Khâu, Trường THCS xã Dìn Chin (được 6 buổi/36 lượt cán bộ tham gia/3.244 lượt các em học sinh trong độ tuổi 13 đến 15 tuổi nghe. Tổ chức cho 6.088 hộ gia đình trên địa bàn 2 xã tự nguyện cam kết về phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Nguyên nhân của việc gia tăng tình trạng này xuất phát từ nhiều lý do khác nhau.

Trước hết, đó là do xuất phát từ suy nghĩ, thói quen của đồng bào DTTS, đối với họ, việc bỏ tiền ra cưới vợ cho con cũng đồng nghĩa với việc trong nhà sẽ có thêm người làm, có thêm người cáng đáng việc gia đình. Do đó, việc cưới con dâu về nhà được diễn ra càng sớm lại càng tốt. Mặt khác, do phong tục còn nhiều lạc hậu, trình độ dân trí của đồng bào các DTTS chưa cao. Điều này đồng nghĩa với sự hiểu biết và chấp hành pháp luật còn nhiều hạn chế.

Ngoài ra, đối với một số gia đình, dù không muốn con mình đang ở độ tuổi học sinh mà đã sớm phải lo chuyện gia đình, nhưng vì con đã lỡ mang thai nên không còn cách nào khác là buộc phải tổ chức đám cưới, sinh con xong khi nào đủ tuổi thì đăng ký kết hôn; từ thực trạng trên hệ lụy của việc tảo hôn dẫn đến đời sống của nhiều gia đình còn gặp nhiều khó khăn hơn, nhiều cháu bé sinh ra đời do thiếu kiến thức nuôi dưỡng, dẫn đến chậm phát triển, có nhiều cháu đến tuổi đi học không có giấy khai sinh, dẫn đến nhiều khó khăn cho công tác quản lý nhân khẩu và giáo dục của địa phương.

Sau 1 năm thực hiện mô hình điểm “BĐBP tỉnh Lào Cai đồng hành cùng thôn, bản nói không với tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống”, Ban Chỉ đạo, Tổ Tư vấn đã phát huy vai trò, trách nhiệm và nhận được sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào các dân tộc trên địa bàn đơn vị quản lý.

Qua đó làm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn...

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm