Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kiểm soát chất lượng dịch vụ vận tải và bảo đảm ATGT cho khách du lịch

Thứ ba, 22/01/2019 - 21:09

(Thanh tra)- Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án kiểm soát chất lượng dịch vụ vận tải và bảo đảm an toàn giao thông cho khách du lịch.

Ảnh minh hoạ, nguồn: Internet

Mục tiêu của Đề án đến 2025 có 80% công trình đầu mối vận tải hành khách (bến xe khách loại 3 trở lên, trạm dừng nghỉ đường bộ, ga đường sắt, cảng bến thủy nội địa, cảng biển, cảng hàng không) được trang bị cơ sở vật chất, dịch vụ tiện nghi phục vụ hành khách và giao thông kết nối thông suốt, an toàn đến các khu du lịch, điểm du lịch.

100% các tuyến đường bộ cao tốc được ứng dụng giao thông thông minh trong quản lý, khai thác; từng bước xóa bỏ các điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ cao mất an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; đầu tư xây dựng mới một số bến xe khách du lịch, cảng bến hành khách thủy nội địa, cảng hành khách đường biển, cảng hàng không và các tuyến đường bộ, đường sắt trọng điểm theo quy hoạch, kế hoạch tại các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch.

Về phát triển phương tiện vận tải khách du lịch, 100% phương tiện vận tải khách du lịch đường bộ, đường thủy nội địa phải có các trang thiết bị về chất lượng dịch vụ và an toàn kỹ thuật theo quy định; đầu tư phát triển các phương tiện vận tải khách du lịch sử dụng công nghệ mới trong bảo đảm an toàn kỹ thuật phương tiện và bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng.

Bảo đảm an toàn kết cấu hạ tầng giao thông hỗ trợ phát triển du lịch

Một trong những nhiệm vụ và giải pháp của Đề án là đầu tư xây dựng và nâng cao điều kiện bảo đảm an toàn kết cấu hạ tầng giao thông hỗ trợ phát triển du lịch. Cụ thể, rà soát, nâng cấp, cải tạo các đầu mối vận tải hành khách (bến xe khách loại 3 trở lên, ga đường sắt, cảng thủy nội địa, cảng biển, cảng hàng không, trạm dừng nghỉ đường bộ), đảm bảo bố trí tối ưu các khu chức năng, trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ tiện nghi phục vụ hành khách (gồm cả hành khách là người khuyết tật).

Bên cạnh đó, rà soát, bổ sung hệ thống biển chỉ dẫn giao thông, thông tin du lịch trên các tuyến đường bộ xuyên Á, các tuyến đường bộ chính yếu dẫn đến các cửa khẩu quốc tế, các trung tâm lưu trú du lịch, khu du lịch; rà soát, xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ cao mất an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ, đường thủy nội địa.

Đồng thời, rà soát, cải tạo hệ thống đường ngang đường sắt; kiên quyết xóa bỏ các lối đi tự mở trên địa bàn khu vực đông dân cư, thuộc các khu đoạn đường sắt có tốc độ và mật độ chạy tàu cao; rà soát, bố trí các điểm đón, trả khách, bến, bãi đỗ xe phục vụ phương tiện vận tải khách du lịch tại các khu du lịch, điểm du lịch. Đảm bảo quỹ đất dành cho phát triển giao thông theo quy định, đặc biệt tại các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch.

Tập trung nguồn lực đầu tư các tuyến đường bộ chính yếu (cao tốc Bắc - Nam phía Đông...), các tuyến đường sắt phục vụ phát triển du lịch (tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt...); cải tạo luồng tuyến các tuyến vận tải hành khách từ bờ ra các đảo phát triển du lịch (Cô Tô, Cát Bà, Phú Quốc...).

Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng một số đầu mối vận tải hành khách với cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ tiện nghi kết nối thông suốt, an toàn đến các vùng du lịch như: Các bến xe khách du lịch có quy mô lớn tại các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của các vùng du lịch; các cảng, bến hành khách thủy nội địa, cảng biển hành khách quốc tế tại các địa phương phát triển du lịch như: Quảng Ninh (Hạ Long), Hải Phòng (đảo Cát Bà), Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế (Chân Mây), Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa  - Vũng Tàu, Kiên Giang (đảo Phú Quốc)...; các trạm dừng nghỉ đường bộ trên các tuyến cao tốc, quốc lộ; cảng hàng không quốc tế Long Thành, Tân Sơn Nhất, Nội Bài.

Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải khách du lịch

Nhiệm vụ và giải pháp khác là nâng cao chất lượng dịch vụ và điều kiện bảo đảm an toàn kỹ thuật của phương tiện vận tải khách du lịch. Cụ thể, tập trung đổi mới, phát triển đa dạng hóa phương tiện vận tải khách du lịch theo hướng hiện đại, tiện nghi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường, đáp ứng nhu cầu đi lại của khách du lịch trong nước và quốc tế.

Trong đó, với phương thức vận tải hành khách du lịch đường bộ, tập trung phát triển đa dạng loại hình phương tiện và chất lượng dịch vụ; sử dụng công nghệ mới trong đảm bảo an toàn kỹ thuật, thân thiện với môi trường, tối thiểu đạt tiêu chuẩn khí thải EURO IV; với vận tải hành khách đường sắt, tập trung nâng cao chất lượng toa xe khách, ưu tiên đầu tư mới một số toa xe chất lượng cao trên các đoạn tuyến đường sắt có lưu lượng khách du lịch lớn như Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Vinh, Thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang - Quy Nhơn... tập trung đổi mới, sử dụng các loại tàu bay được trang bị điều kiện an toàn kỹ thuật, công nghệ hiện đại; chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam trên các tuyến bay đến địa bàn trọng điểm phát triển du lịch trong nước và quốc tế.

Nâng cao chất lượng công tác đăng ký, đăng kiểm và tăng cường quản lý chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường giữa hai kỳ kiểm định đối với phương tiện vận tải khách du lịch.

Đảm bảo mức chi phí vận tải khách du lịch hợp lý, phù hợp với chất lượng dịch vụ cung cấp; có chính sách về giá vé, hình thức bán vé linh hoạt và đẩy mạnh ứng dụng vé thông minh kết nối đa phương thức; tăng cường cung cấp thông tin về chuyến đi và các dịch vụ hỗ trợ vận tải (tìm đường đi tối ưu, tra cứu giá cước, dịch vụ, kết nối các phương thức vận tải du lịch...) tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch.

Nâng cao nhận thức cộng đồng về chăm sóc sức khỏe

Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc làm việc với Hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam.

Thông báo nêu rõ, sau 10 năm thành lập, với tinh thần tự nguyện, tâm huyết và trách nhiệm, Hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam (Hội) đã không ngừng phát triển lớn mạnh với một hệ thống tổ chức đa dạng, phong phú và đã đạt được nhiều kết quả như: Thành lập được một số đơn vị để thực hiện các hoạt động chuyên môn, hỗ trợ thành lập chi Hội tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước; quy tụ và huy động được nhiều lực lượng, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và các dòng họ cùng tham gia công tác y tế, giáo dục; triển khai hoạt động nghiên cứu giáo dục sớm cho trẻ em từ 0 đến 6 tuổi; đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về chăm sóc sức khỏe được xã hội và người dân đánh giá cao. Hội đã có một số kiến nghị cụ thể, thiết thực về cơ chế, chính sách góp phần phát triển giáo dục, y tế.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mong muốn Hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình trên cơ sở kết quả và kinh nghiệm hoạt động trong thời gian qua tiếp tục có nhiều đóng góp hơn nữa đối với công tác giáo dục và chăm sóc sức khỏe nhân dân, góp phần thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong thời gian tới.

Đồng thời, Hội chủ động phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, cơ quan liên quan tham mưu, kiến nghị các cơ chế chính sách về giáo dục, y tế nhất là việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng y tế cơ sở, vận động, hỗ trợ người dân, nhất là người cao tuổi tham gia bảo hiểm y tế; nâng cao chất lượng giống nòi.

Hội cần phát huy hơn nữa thế mạnh về các lĩnh vực y tế cộng đồng, y học cổ truyền, rút ra những kinh nghiệm, những bài học tốt để cùng ngành y tế hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng tốt hơn.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành liên quan, các địa phương xem xét tạo điều kiện để Hội tiếp tục phát triển và tham gia vào các Chương trình, Đề án về y tế, giáo dục, môi trường,... phù hợp chức năng, thế mạnh của Hội; triển khai các hoạt động giáo dục, chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại địa phương; xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu tại các vùng dân tộc thiểu số.

Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ động làm việc với Hội về công tác y tế, giáo dục, nhất là về chất lượng y tế cơ sở, Bảo hiểm y tế, giáo dục sớm cho trẻ em từ 0 đến 6 tuổi... để có giải pháp phù hợp triển khai hiệu quả.

KH

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.

Nam Dũng

14:11 15/12/2024
Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm