Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 10/01/2013 - 14:35
(Thanh tra) - Theo số liệu từ một báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), hiện nay, trên toàn thế giới có khoảng hơn 52 triệu người lao động làm ngành nghề được gọi là giúp việc gia đình. Con số này được dự đoán sẽ tăng theo thời gian, và vấn đề đang được đặt ra là làm thế nào để người lao động trong ngành nghề này sẽ được hưởng những chính sách bảo vệ như những lao động khác.
Người giúp việc chưa nhận được quyền lợi lao động xứng đáng. Ảnh minh họa: Internet
Trong con số hơn 52 triệu người mà báo cáo thống kê, chủ yếu nguồn lao động này là phụ nữ. Họ chiếm tới 7,5% lao động nữ được trả lương trên toàn thế giới và tỷ lệ này còn cao hơn nhiều ở một số khu vực, đặc biệt là châu Á - Thái Bình Dương, châu Mỹ La tinh và vùng Caribe.
Tuy nhiên, theo ILO, con số thống kê trên vẫn chưa phải là con số chính xác vì một lượng lớn những lao động di cư sang các quốc gia khác để làm nghề giúp việc gia đình có khả năng bị bỏ sót vì tính chất di động của nhóm lao động nhập cư. Thêm nữa, số liệu không bao gồm lao động giúp việc gia đình là trẻ em dưới 15 tuổi mà báo cáo không đề cập đến (ước tính vào năm 2008, có khoảng 7.4 triệu giúp việc gia đình dưới 15 tuổi). Nếu thống kê cả hai nhóm đối tượng lao động trên thì có lẽ con số thống kê sẽ vượt quá hàng triệu người.
Mặc dù đây là một nhóm lao động chiếm số lượng lớn, tuy nhiên rất nhiều lao động giúp việc gia đình phải làm việc trong điều kiện không đảm bảo và không được pháp luật bảo vệ đầy đủ.
“Lao động giúp việc gia đình thường phải làm việc nhiều giờ hơn so với các lao động khác. Ở nhiều quốc gia, họ không được hưởng những quyền được nghỉ ngơi hàng tuần như các lao động bình thường. Ngoài những quyền lợi không được ghi nhận, mức độ phụ thuộc lớn vào người thuê lao động và bản chất biệt lập, không được bảo vệ của công việc giúp việc gia đình có thể khiến họ trở nên dễ bị bóc lột và lạm dụng”, bà Sandra Polaski, Phó Tổng Giám đốc ILO, cho biết.
Chỉ 10% lao động giúp việc gia đình được điều chỉnh bởi pháp luật lao động như các lao động khác. Hơn 1/4 trong số họ hoàn toàn không được đả động tới trong pháp luật lao động của quốc gia. Thêm nữa, hơn một nửa lao động giúp việc gia đình không được quy định về thời gian làm việc trong luật quốc gia và khoảng 45% không được nghỉ ngơi hàng tuần. Chỉ hơn nửa trong số họ được quy định về lương tối thiểu như những lao động khác.
Việc thiếu sự bảo vệ về pháp luật càng khiến lao động giúp việc gia đình dễ bị tổn thương và họ khó tìm được giải pháp. Kết quả là họ thường bị trả lương thấp hơn những lao động làm việc trong các ngành nghề có thời gian làm việc tương đương.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.
Nam Dũng
14:11 15/12/2024(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân