Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Nguyên
Thứ tư, 27/07/2022 - 08:00
(Thanh tra) - Hơn 30 năm trước, Thung Bu - miền đất định cư chủ yếu của người Mường bỗng chịu cảnh “đao binh” của giang hồ tứ xứ đổ về tranh giành từng phân vàng, cùng đó là sự phát triển của các tệ nạn xã hội.
“Diện mạo” mới của Thung Bu. Ảnh: Phương Nguyên
Bằng sự quan tâm, bằng chủ trương, nghị quyết được đưa vào, hiện thực hóa với cuộc sống cùng Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Khoáng sản… nên nhận thức của người dân đã được nâng cao. Để từ đó mang lại nội lực hồi sinh đầy kỳ diệu đối với miền đất này.
Quá khứ buồn
Tân Mỹ là mảnh đất cuối cùng của huyện Lạc Sơn tỉnh Hoà Bình, giáp với Thanh Hoá. Đây là một xã thuần nông nằm bên dòng sông Bưởi hiền hoà, sinh sống của người dân ở đây bao đời nay chỉ dựa vào ruộng nương.
Bỗng nhiên vào một ngày cuối năm 1988, anh Bùi Văn Him ở xóm Re, trong một lần cày đất trồng ngô ở Thung Bu đã tìm thấy những hạt vàng sa khoáng đầu tiên. Phát hiện vô tình này không những không làm giàu cho Tân Mỹ mà còn đưa Tân Mỹ vào cảnh mất an ninh trật tự trong nhiều năm.
“Tin lành” đồn xa, thợ đào vàng các nơi về tụ họp quân khai thác cùng đó là vài chục đại ca mang dao, súng, lựu đạn đến tranh giành lãnh địa. Bỗng chốc hơn 200ha rừng già cùng hàng chục ha ngô của Thung Bu trở thành những đống đất ngổn ngang.
Ngày ấy, Thung Bu là một xóm nhỏ, chỉ có hơn 20 hộ dân sinh sống, cách UBND xã hơn 10 km đường rừng, giáp Thanh Hoá bởi dãy Trường Sơn. Thời kỳ cao điểm nhất, theo thống kê sơ bộ đã hàng trăm lò vàng phát sinh, hoạt động suốt ngày đêm kéo theo số người đào vàng lên hàng nghìn người.
Thời đỉnh điểm của cơn sốt vàng cùng các tệ nạn xã hội, chiếc cầu treo Tân Mỹ bắc qua sông Bưởi là con đường duy nhất lên Thung Bu lúc nào cũng kẽo kẹt người qua lại. Thanh niên Tân Mỹ bị cuốn theo giấc mơ vàng vọt chẳng chí thú gì đến làm nông nghiệp. Chính quyền địa phương không thể kiểm soát hết được lượng người lên Thung Bu và số người ở Tân Mỹ tham gia đào vàng.
Vàng sa khoáng ở Thung Bu vốn lộ thiên, hầm sâu nhất chỉ chừng 3m, có hố đãi được 10 cây vàng, người đến chậm đãi lại sái cũng được 5-6 phân vàng. Trước “cơn sốt vàng” này, người Tân Mỹ cũng bị lôi vào cuộc nhưng rút cục, cũng như người tứ xứ và các “bưởng” bãi, chẳng có ai ở Tân Mỹ giàu được vì vàng.
Trước tình hình lộn xộn khai thác vàng trái phép, Công an huyện cùng các cấp, ngành địa phương làm các trạm barie quản lý bãi vàng, tổ chức nhiều đợt vây bắt các “đầu gấu”. Nhưng vì nằm trên địa bàn rừng núi có nhiều đường thoát nên chỉ được một thời gian rồi đâu lại vào đó.
Sau vài năm vàng hết, Tân Mỹ lại bị đè lên vai cảnh khai thác mỏ ăng ti mon bừa bãi bán.
Chỉ sau 10 năm ngắn ngủi, khi Tân Mỹ cạn kiệt tài nguyên thì “trời mới yên, biển mới lặng”. Lúc này, ngoài đất đai, môi trường bị vằm nát thì cũng là lúc Tân Mỹ phải “gánh trên mình” 3 nạn: Nghiện, nghèo và cạn kiệt rừng.
Hồi sinh!
Đứng trước hiểm hoạ đó, Đảng bộ, chính quyền địa phương đã tổ chức họp và ra rất nhiều nghị quyết. Trong đó đáng chú ý nhất là không cho tệ nạn nghiện hút phát triển, cai bằng được người đã nghiện, giao rừng cho dân và tuyên truyền phổ biến khoa học kỹ thuật, thâm canh tăng vụ. Thực hiện 4 giải pháp, tạo điều kiện cho các hộ vay vốn phát triển kinh tế.
Theo phương án này, hàng chục người nghiện được gia đình và địa phương động viên đi cai nghiện. Số người nghiện không có thâm niên và ở mức độ nhẹ hơn thì được giao cho Mặt trận, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên giúp đỡ kèm cặp.
Sau nhiều năm quyết tâm cùng sự sát cánh vào cuộc của Đảng bộ, chính quyền, đất Tân Mỹ đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Những người lầm lỡ, cộm cán tưởng như khó cảm hóa một thời, khi nhắc đến tên ai cũng biết như B.V. D, P. C… đã đồng loạt “cải tà quy chính” hiện đang mở xưởng gỗ đóng đồ, tạo việc làm cho 5 - 6 thanh niên trong làng có công ăn việc làm ổn định.
Minh chứng cho những đổi thay ở Thung Bu ngày hôm nay, anh Bùi Mạnh Hùng - một cán bộ năng nổ của xã đưa chúng tôi lên Thung Bu. Rừng Tân Mỹ đang hồi sinh và khép tán, cây cối và con người nơi đây như đang trở về với thuở sơ khai của trời đất.
Đi quá nửa đường, chúng tôi vào một quán nước nằm ven đường mòn. Trong chiếc quán với đầy đủ những loại hàng hoá mang hơi hướng vùng xuôi, chủ tên Bùi Văn Cường, có cái dáng chân chân chất của con nhà nông cho hay: Quán xá chỉ là nguồn thu phụ còn nguồn thu chính của 5 người nhà tôi là 2 vụ ngô. Trung bình vụ hè được 4-5 tấn, vụ Đông được 1-2 tấn, giá bán được trên 10 triệu tại nhà.
Ông Bùi Văn Mình, hơn 70 rồi mà vẫn có dáng đi thoăn thoắt, đang trên đường xuống xã. Gặp chúng tôi, ông cho biết: Thung Bu hiện giờ có gần 200 hộ dân sinh sống (kể cả số người lên tạm trú làm kinh tế) với 103 ha đất nông nghiệp, trong đó 5 ha lúa, 2 ha sắn còn lại là ngô. Từ ngày có giống ngô VN10, với năng xuất trung bình tăng lên 40tạ/ha, mỗi năm Thung Bu cung cấp cho thị trường trên dưới 100 tấn ngô.
Theo anh Bùi Văn Yên, Bí thư Đảng ủy xã thì Thung Bu mà cụ thể là Tân Mỹ đã hồi sinh một cách ngoạn mục. Hiện toàn bộ diện tích hầm hố do hệ lụy của nạn đào đãi vàng gây ra đã được dân phục hóa. Riêng vụ Hè Thu năm 2021, toàn xã Tân Mỹ gieo cấy được 329 ha lúa. Hiện nay, tranh thủ thời tiết nắng ráo nên bà con nông dân trong toàn xã đang huy động phương tiện máy móc và nhân lực tập trung thu hoạch các diện tích lúa với năng suất cao, ước trung bình toàn xã cho năng suất khoảng 55 tạ/ha.
Đến Thung Bu thời gian này, người ta có những ghi nhận mà trong đó cái phải kể đến là những hộ thu hàng chục triệu đồng/năm! Tiếng lành đồn xa, đất bãi vàng một thời Tân Mỹ đã tạo ra sức hút để nhiều người khó khăn ở nơi khác phải tìm lên đây làm ăn. Được bà con ở đây cưu mang, giúp đỡ và cho mượn đất nên cuộc sống của các gia đình này đã khấm khá dần... Tiêu biểu như gia đình anh Bùi Văn Cùng ngày xưa do đi đào vàng, lâm cảnh nghèo khó nên người ta thường gọi anh là Cùng “kiệt”. Từ một hộ khó khăn đi làm vàng cho cai không đủ ăn, mỗi năm phải đào củ mài 3 tháng, nay trồng ngô giống mới mỗi năm thu được 7-8 tấn ngô.
307 ha rừng của Thung Bu đã được giao cho các hộ chăm sóc, quản lý. Điện lưới quốc gia cũng đã vượt suối, vượt núi lên đến Thung Bu nhiều năm nay. 100% số hộ được sử dụng điện và có vô tuyến xem. Một niềm vui nữa là trường học đã được “phủ sóng”, giúp các em học sinh không phải vượt hàng chục cây số đường rừng để đến trường nữa.
Chúng tôi rời Thung Bu trong kỳ rừng nơi đây đang trổ lộc xanh mướt. Người Thung Bu, rừng Thung Bu đang hồi sinh từng ngày!
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.
Bùi Bình
22:58 22/11/2024(Thanh tra) - Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về chống khai thác IUU, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện đồng bộ và quyết liệt các giải pháp chống khai thác IUU.
Văn Thanh
22:01 22/11/2024Nam Dũng
21:38 22/11/2024Trần Kiên
21:14 22/11/2024Thu Huyền
21:08 22/11/2024T.Thanh
21:05 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương