Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào TP Hồ Chí Minh năm 2017

Thứ tư, 11/10/2017 - 20:24

(Thanh tra) - Ngày 11/10, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức “Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào TP Hồ Chí Minh năm 2017”, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Trần Vĩnh Tuyến.

Toàn cảnh Hội nghị Xúc tiến đầu tư TPHCM năm 2017. Ảnh: ĐBT

Tham dự Hội nghị có lãnh đạo các sở, ngành của TP Hồ Chí Minh, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp, Ban quản lý Khu công nghệ cao, Ban quản lý Đường sắt đô thị, cơ quan ngoại giao các quốc gia và vùng lãnh thổ, các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước. 

Phát biểu chào mừng tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Trần Vĩnh Tuyến cho biết, TP Hồ Chí Minh có lịch sử hơn 300 năm xây dựng và phát triển, với sự ưu đãi của thiên nhiên, mảnh đất có vị trí địa lý trung tâm Nam bộ là nơi lý tưởng để người dân đến định cư và lập nghiệp. Dù diện tích đất tự nhiên có khoảng 2.095 km2, khoảng 0,63% diện tích cả nước nhưng TP Hồ Chí Minh quy tụ hơn 10 triệu người, chiếm 9% dân số cả nước. Nghị quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đánh giá: “TP Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, là đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, là động lực, có sức hút và sức lan tỏa lớn của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước".

Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP Hồ Chí Minh đến 2020, tầm nhìn 2025 với quan điểm phát triển TP Hồ Chí Minh dựa trên nền tảng phát triển bền vững, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, nâng cao nhận thức dân cư, gắn với bảo vệ môi trường.

Quan điểm phát triển nêu trên được Đại hội Đảng bộ TP lần thứ X nhiệm kỳ 2015 - 2020 cụ thể hóa thành mục tiêu xây dựng TP với những chỉ tiêu: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn TP Hồ Chí Minh bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt từ 8,5%/năm; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Trong đó tỷ trọng ngành dịch vụ trong GRDP đến năm 2020 chiếm từ 56 - 58%; tỷ trọng đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) vào GDRP bình quân hàng năm từ 35% trở lên; tổng vốn đầu tư xã hội chiếm bình quân khoảng 30% GRDP; đến năm 2020 GRDP bình quân đầu người đạt 9.800 USD.

Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020, tầm nhìn 2025, TP Hồ Chí Minh tập trung kêu gọi đầu tư vào 9 nhóm ngành dịch vụ và 4 ngành công nghiệp trọng yếu. TP cũng quyết tâm triển khai 7 chương trình đột phá được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần X đề ra, bao gồm: Chương trình nâng cao chất lượng tăng trưởng; nâng cao chất lượng cạnh tranh của kinh tế TP trong thời kỳ hội nhập; chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chương trình cải cách hành chính; chương trình giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông; chương trình giảm ngập nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; chương trình giảm ô nhiễm môi trường; chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị.

Ông Trần Vĩnh Tuyến mong muốn các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm đến các lĩnh vực mà TP đang kêu gọi đầu tư, cùng với chính quyền và nhân dân TP xây dựng TP Hồ Chí Minh trở thành TP có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại và nghĩa tình. 

Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư 2017, TP Hồ Chí Minh mời gọi đầu tư vào 116 dự án xã hội hóa, 11 dự án quốc gia, 6 dự án thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Trong 116 dự án xã hội hóa có: 64 dự án hạ tầng giao thông, 5 dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị, 7 dự án giảm ngập nước, 3 dự án nông nghiệp, 1 dự án công nghiệp, 4 dự án thương mại dịch vụ, 21 dự án chỉnh trang đô thị và xây dựng nhà ở tái định cư, 6 dự án giáo dục, 1 dự án y tế, 4 dự án văn hóa thể thao.

Trong 11 dự án quốc gia có: 9 dự án hạ tầng giao thông, 1 dự án giáo dục đào tạo, 1 dự án y tế. Riêng Khu đô thị mới Thủ Thiêm có 6 dự án gồm: 1 dự án khách sạn nghỉ dưỡng đô thị, 4 dự án xây dựng trường học tiêu chuẩn quốc tế, 1 dự án xây dựng nhà hát nghệ thuật tổng hợp.

Theo UBND TP Hồ Chí Minh, công tác thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của TP đạt kết quả tích cực, trong giai đoạn 2011-2015 có 2.404 dự án được cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư đạt 10,36 tỷ USD. Trong 8 tháng đầu năm 2017, giá trị vốn đầu tư nước ngoài tính chung cấp mới và vốn đầu tư tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp đạt 3,29 tỷ USD.

Theo Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP Hồ Chí Minh, mục tiêu phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng theo hướng liên kết vùng để trở thành một thành phố văn minh, hiện đại, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển của khu vực phía Nam và cả nước, từng bước trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, khoa học công nghệ của khu vực và Đông Nam Á, TP Hồ Chí Minh sẽ phát triển theo mô hình tập trung - đa cực, theo hướng đa tâm với trung tâm tổng hợp tại khu vực nội thành cũ và các trung tâm cấp thành phố tại bốn hướng phát triển (hai hướng chính là hướng Đông và hướng Nam ra biển; hai hướng phụ là hướng Tây - Bắc và hướng Tây, Tây – Nam). 

TP không phát triển đô thị vùng bảo tồn nghiêm ngặt và vùng phục hồi sinh thái thuộc khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ trong Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, các khu rừng đặc dụng, phòng hộ trên địa bàn các huyện Bình Chánh và Củ Chi.  Định hướng các khu đô thị mới ưu tiên đầu tư gồm: Khu công nghệ cao tại quận 9; khu đô thị mới thủ Thiêm quận 2 (737 ha); khu đô thị mới nam TP Hồ Chí Minh; khu đô thị mới Nam Thanh Đa; khu đô thị Tây bắc thành phố (6.000 ha); khu đô thị cảng Hiệp Phước – huyện Nhà Bè (3.900 ha, trong đó diện tích sông rạch khoảng 1.000 ha); khu trung tâm hiện hữu mở rộng (930 ha).

Chương trình chống ngập và vệ sinh môi trường có: dự án vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè; dự án cải thiện môi trường nước lưu vực Tàu Hủ - Bến Nghé –  Kênh Đôi – Kênh Tẻ; dự án cải thiện môi trường Thành phố - Tiểu dự án rạch Hàng Bàng; dự án nâng cấp đô thị lưu vực Tân Hóa – Lò Gốm.

Các chương trình nhà ở xã hội gồm: khu chung cư Đông Hưng quận 12; khu chung cư 99 Bến Bình Đông; khu chung cư Bàu Cát – Tân Bình; khu chung cư Tân Mỹ – Tân Bình; ký túc xá Đại học Bách khoa; ký túc xá ĐHQG TP Hồ Chí Minh; khu lưu trú công nhân và nhà ở thu nhập thấp Tân Nhựt – Bình Chánh; nhà ở công nhân Công ty Giày Huê Phong.

Tổng quan hệ thống đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh gồm 8 tuyến metro và 3 tuyến xe điện mặt đất (tramway) hoặc đường sắt 1 ray (monorail), tổng chiều dài 219,25km. Ban quản lý Đường sắt đô thị cho biết mục tiêu của TP là đến năm 2020 hoàn thành tuyến metro số 1, năm 2024 hoàn thành tuyến metro số 2 giai đoạn 1 và tuyến metro số 5 giai đoạn 1.

Tham dự Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào TP Hồ Chí Minh 2017, các khu công nghiệp, khu chế xuất cũng mời gọi các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Đại diện CTCP Phát triển Đô thị Sài Gòn Tây Bắc mời gọi các nhà đầu tư vào Khu công nghiệp Tân Phú Trung với các phương thức thuê đất xây dựng nhà xưởng hoặc thuê nhà xưởng, văn phòng xây sẵn. Khu công nghiệp Tân Phú Trung ưu tiên thu hút đầu tư đối với các ngành: điện - điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí, thiết bị y tế, hóa dược, lương thực thực phẩm, các ngành nghề khác không gây ô nhiễm môi trường.  

Khu chế xuất Tân Thuận với vị trí gần trung tâm, cách sân bay Tân Sơn Nhất chỉ 13 km, sát cạnh cảng containter quốc tế Việt Nam (VICT), dễ dàng tiếp cận các cảng lớn khác tại TP Hồ Chí Minh, có cơ sở hạ tầng hoàn thiện, cũng mời gọi nhà đầu tư. Khu chế xuất Tân Thuận có các hình thức cho thuê đất (đất khu công nghiệp, đất khu văn phòng và công nghệ cao E-Office Park); cho thuê nhà xưởng cao tầng; cho thuê văn phòng Khu Vườn ươm doanh nghiệp. Ngoài ra, Khu chế xuất Tân Thuận còn có Trung tâm dịch vụ kho bãi và hậu cần cung cấp các dịch vụ chất lượng cao từ khai báo hải quan, vận chuyển hàng hóa, đóng dỡ tới tất cả các dịch vụ liên quan tới kho bãi.

Đức Bảo Trâm

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.

Nam Dũng

14:11 15/12/2024
Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm