Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin - Hội 3 không

Thứ năm, 08/08/2019 - 16:56

(Thanh tra) - Không văn phòng làm việc; không kinh phí hoạt động; không thù lao cho cán bộ chuyên trách. Đó là thực tế của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin (NNCĐDC) huyện Thạch Thất, TP Hà Nội đã tồn tại 8 năm nay (9/2011 - 6/2019).

Hội viên Hội NNCĐDC/dioxin xã Yên Bình thăm mô hình trồng cây ăn quả của nạn nhân CĐDC Phùng Khắc Nga. Ảnh: Đức Long

Lấy nhà làm văn phòng

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đức Ninh, Phó Trưởng phòng Lao động - Thương binh & Xã hội huyện Thạch Thất cho biết: Hiện nay toàn huyện có 1.430 người là NNCĐDC trực tiếp và 492 nạn nhân gián tiếp (con nạn nhân). Trong những năm qua, các đối tượng, gia đình đối tượng NNCĐDC được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm giúp đỡ cả về tinh thần và vật chất, đặc biệt là sự chia sẻ, đồng cảm của cộng đồng, vì vậy đời sống của NNCĐDC ổn định, nhiều người đã vượt qua bệnh tật vươn lên trở thành những điển hình trong sản xuất, kinh doanh.  

Tuy nhiên, hiện nay đối với tổ chức Hội NNCĐDC (gọi tắt là Hội) từ huyện đến cấp xã vẫn còn một số bất cập, khó khăn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Hội. Đó là, văn phòng làm việc, cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động còn hạn hẹp. Thậm chí là không có.

Để tìm hiểu về hoạt động của Hội, tôi về xã Đại Đồng, cách trung tâm huyện Thạch Thất hơn 3 km mới gặp được ông Kiều Đức Vượng, Chủ tịch Hội NNCĐDC huyện tại nhà riêng. Ông Vượng cho biết: Hội được thành lập từ tháng 9/2011, đến nay đã 8 năm nhưng Hội vẫn không có phòng làm việc, mỗi khi hội họp, sơ kết, tổng kết công tác Hội phải long đong lật đật tìm mượn hội trường, khổ nhất là khi cán bộ Hội cơ sở lên huyện Hội báo cáo tình hình, anh em hội viên lên phản ánh, kiến nghị, thắc mắc về chế độ, quyền lợi... không có nơi để tiếp, làm việc.

Ông Vượng hóm hỉnh, nói: Cái khó nó ló cái khôn. Ông đề cử Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ làm Phó Chủ tịch Hội NNCĐDC để mỗi khi có công việc lên huyện có chỗ mà ngồi, còn phần nhiều thời gian ông Vượng “trực” ở nhà. Nhiều khi anh em cơ sở lên trao đổi công việc đều đến nhà riêng Chủ tịch Hội. Văn phòng không có thì cơ sở vật chất cũng không. Tối thiểu nhất như cái máy vi tính để soạn thảo văn bản, lưu trữ tài liệu cũng không có.

Cùng chung hoàn cảnh với Hội cấp huyện, 23 hội NNCĐDC cấp xã, thị trấn cũng lấy nhà riêng làm “văn phòng”. Ông Phùng Khắc Nga, Chủ tịch Hội xã Yên Bình cho biết: Mỗi khi có công việc, Chủ tịch Hội lại dùng điện thoại a-lô cho anh em hội viên đến nhà. 

Theo ông Nga, đã là một tổ chức hội thì chính quyền cũng nên dành cho Hội một phòng làm việc ở trụ sở UBND xã, anh em hội viên đều tuổi cao, bệnh tật, đi lại khó khăn, hàng quý anh em muốn gặp mặt nhau phải có chỗ để ngồi.  

Hội NNCĐDC các xã có số lượng hội viên đông như: Canh Nậu 105 hội viên, Đại Đồng 90 hội viên, Hương Ngải 102 hội viên, Kim Quan 97 hội viên đến nay cũng chưa có văn phòng làm việc. Thiết nghĩ, cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của tổ chức Hội, nếu để tình trạng Chủ tịch Hội lấy nhà riêng làm văn phòng Hội kéo dài thì chính bản thân các hội viên cũng rất tâm tư.

Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng

Theo ông Kiều Đức Vượng, mỗi năm ngân sách huyện cấp cho Hội NNCĐDC 30 triệu đồng, đó là kinh phí phục vụ cho mọi hoạt động của Hội trong năm. Hội cơ sở cấp xã thì không được cấp kinh phí hoạt động, đây là vấn đề hết sức khó khăn để duy trì phong trào hoạt động Hội, các Hội cơ sở muốn tổ chức hoạt động, giao lưu văn nghệ, thể thao với nhau cũng khó khăn về kinh phí. Nhất là trong Hội khi có hội viên ốm đau, mất thì việc thăm viếng cũng cần có kinh phí.

Ông Vượng cho biết: Hội viên phần đông đã ở tuổi 65 - 70 lại bệnh tật, nguồn thu chủ yếu là tiền trợ cấp chế độ NNCĐDC nên việc vận động gây quỹ Hội rất khó khăn. 

Nhiều Hội cơ sở hiện tại không có quỹ Hội, ông Phùng Khắc Nga cho biết: Trong hai năm 2018 - 2019, Hội có hai hội viên bị chết, vì không có kinh phí, không có quỹ Hội, ông phải vận động hội viên đóng góp người năm chục nghìn, người một trăm. Hội viên có điều kiện kinh tế thì 200 - 300 nghìn đồng để thăm viếng, như trường hợp hội viên Đặng Văn Hiền bị bệnh nặng, Hội tổ chức thăm hỏi, giúp đỡ gia đình về vật chất để mua thuốc, điều trị, khi mất Hội tổ chức thăm viếng, cùng gia đình lo tang lễ chu đáo.

Nói về chế độ thù lao cho cán bộ chuyên trách Hội, ông Kiều Đức Vượng thành thật: Từ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội cấp huyện đến cấp xã, thị trấn đều “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”, như ông Vượng, trước khi nhận chức Chủ tịch Hội NNCĐDC huyện, làm Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện, phụ cấp hàng tháng là 4,5 triệu đồng, tháng 9/2011, chuyển sang làm Chủ tịch Hội NNCĐDC thì không có thù lao. Nhà nước công nhận 27 Hội đặc thù, TP Hà Nội công nhận 15 Hội đặc thù và huyện Thạch Thất công nhận 7 Hội đặc thù, trong đó có Hội NNCĐDC.

Theo Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 01/06/2011 của Thủ tướng Chính phủ “về chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội” thì ông Vượng cũng như các cán bộ Hội chuyên trách cấp xã, thị trấn là người đã nghỉ hưu đều được hưởng thù lao hàng tháng.

Tuy nhiên, từ khi thành lập đến nay đã gần hai nhiệm kỳ hoạt động, cán bộ chuyên trách các cấp Hội NNCĐDC huyện Thạch Thất từ huyện đến cơ sở đều không được hưởng thù lao. Ông Kiều Khắc Nga, Chủ tịch Hội xã Yên Bình cho biết: Cũng là hội đặc thù, nhưng Hội Thanh niên xung phong xã lại có văn phòng làm việc, Chủ tịch Hội được hưởng thù lao hàng tháng. Trong khi Hội NNCĐDC lại không. Không dám so sánh, nhưng thấy tủi quá.

Không văn phòng, không kinh phí hoạt động, không thù lao cho cán bộ chuyên trách, nhưng Hội NNCĐDC các cấp huyện Thạch Thất vẫn hoạt động hiệu quả. Hội đã khẳng định được vai trò của mình là mái ấm của tình đồng đội, là chỗ dựa tin cậy của hội viên và gia đình hội viên.

Mong rằng, huyện Thạch Thất xem xét sớm xóa bỏ tình trạng “3 không” đối với Hội NNCĐDC các cấp trong huyện để các cấp Hội có điều kiện hoạt động tốt, hiệu quả, góp phần “Xoa dịu nỗi đau da cam” cho những NNCĐDC.

                                                                    Đức Long

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.

Nam Dũng

14:11 15/12/2024
Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm