Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 19/04/2014 - 16:52
Ngày 19/4 tại thành phố Đà Nẵng đã diễn ra lễ khởi động hệ thống xử lý nhiệt Dự án Xử lý môi trường ô nhiễm Dioxin tại Sân bay Đà Nẵng do Việt Nam và Hoa Kỳ tổ chức trước sự chứng kiến của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng; Đoàn Nghị sĩ Hoa Kỳ; Đại sứ Hoa Kỳ David Shea; các quan chức cấp cao của Chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam...
Chủ tịch Thường trực Thượng viện Mỹ Patrick Leahy giao lưu với sinh viên Khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Phương Hoa - TTXVN
Phát biểu tại buổi lễ, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh bày tỏ vui mừng trước kết quả hợp tác của hai nước sau 2 năm chính thức khởi công dự án và tin tưởng trong 2 năm tiếp theo, dự án sẽ đảm bảo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra. Thướng tướng khẳng định đây là công trình có ý nghĩa đặc biệt, bên cạnh sự nỗ lực của Nhà nước Việt Nam còn có sự quan tâm của Chính phủ, Quốc hội Hoa Kỳ, đặc biệt là cá nhân Thượng Nghị sĩ Patrick Leahy; Sự thành công của công trình không những nhằm khắc phục hậu quả của quá khứ mà còn là con đường của sự phối hợp để phát triển trong tương lai giữa Việt Nam và Hoa Kỳ...
Đại sứ Hoa Kỳ David B. Shear cho biết: "Tôi không thể nghĩ được ví dụ nào tốt hơn dự án này để nói về tình hữu nghị ngày càng phát triển của chúng ta. Từ hôm nay, đất bị nhiễm dioxin sẽ được đốt nóng đến nhiệt độ rất cao để phân hủy dioxin. Sau khoảng 4 tháng đất sẽ được phân tích để khẳng định các mục tiêu làm sạch của dự án đã đạt được. Chúng tôi hy vọng tất cả các khu vực bị nhiễm sẽ được làm sạch vào cuối năm 2016 sau khi tiến hành đào xúc giai đoạn 2. Hướng về tương lai, Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng Việt Nam đang phát huy những tiến bộ đầy ấn tượng của dự án và mở rộng quan hệ đối tác để tiến hành đánh giá môi trường tại sân bay Biên Hòa. Việc đánh giá này sẽ giúp xác định quy mô và mức độ ô nhiễm dioxin tại đó và đánh giá một cách khoa học những phương pháp đã được chứng minh để cách ly và làm sạch dioxin..."
Thượng Nghị sĩ Patrick Leahy bày tỏ: Chúng ta có mặt tại đây để nghi nhận những nỗ lực chung giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong việc giải quyết hậu quả của chất độc da cam/dioxin. Mục tiêu của chúng tôi là loại bỏ mối đe dọa từ dioxin cho người dân sinh sống ở đây; chứng minh rằng, sau nhiều năm, Hoa Kỳ không bỏ qua mà đã quay lại và đang xử lý vấn đề này; và rằng hai nước có thể hợp tác cùng nhau để giải quyết một vấn đề đã tồn tại trong suốt hơn 3 thập kỷ qua và nhằm cải thiện các dịch vụ dành cho người khuyết tật, bất kể nguyên nhân, kể cả khuyết tật có thể do chất độc da cam gây ra...
Ông khẳng định dự án này rất ấn tượng về quy mô và tính phức tạp về công nghệ, nhưng quan trọng hơn, dự án cho thấy khả năng chúng ta có thể hợp tác cùng nhau để giải quyết hậu quả của cuộc chiến tranh đã gây ra rất nhiều đau thương cho cả hai nước.
Việc vận hành xử lý nhiệt nhằm xử lý 45 nghìn mét khối đất và bùn ô nhiễm dioxin đã được đào xúc và đặt trong một kết cấu bể chứa tại sân bay Đà Nẵng. Đất và bùn ô nhiễm sẽ được nung nóng tới nhiệt độ tối thiểu là 335 độ C (570 độ F). Khi đó, khoảng 95% dioxin sẽ phân hủy.
Bất kỳ lượng dioxin nào không bị phân hủy trong kết cấu xử lý đều được thu gom dưới dạng lỏng hoặc hơi và được xử lý trước khi được đưa trở lại môi trường. Chất lỏng và hơi đã qua xử lý sẽ được phân tích để đảm bảo các hợp chất hóa học có trong đó, bao gồm cả dioxin, đạt ngưỡng an toàn. Công tác đào xúc giai đoạn 2 đã được bắt đầu từ tháng 2/12014. Chính phủ hai nước dự kiến dự án sẽ hoàn thành vào cuối năm 2016.
Chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ và Hoa Kỳ đã hợp tác về các vấn đề liên quan đến chất da cam từ năm 2000. Hỗ trợ của Hoa Kỳ trong lĩnh vực xử lý môi trường và y tế đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ cả hai Đảng tại Quốc hội Hoa Kỳ.
Đặc biệt Thượng Nghị sĩ Patrick Leahy thuộc bang Vermont đã vận động và ủng hộ mạnh mẽ cho nỗ lực xử lý dioxin nhằm giúp giải quyết các vấn đề hậu chiến tranh và thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Theo TTXVN
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
T.Thanh
13:44 12/12/2024(Thanh tra) - Hà Nội sẽ hạn chế hoặc cấm lưu thông với nhiều phương tiện chạy bằng xăng dầu gây ô nhiễm cao vào vùng phát thải thấp. Thí điểm trước tiên ở 2 quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.
Hải Hà
12:08 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh