Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 18/11/2014 - 06:47
(Thanh tra) - Từ một xã nghèo, nhưng biết sử dụng đúng, hiệu quả các nguồn vốn cũng như sự chủ động trong sản xuất nên người dân xã Bát Đại Sơn đang từng bước đẩy lui cái đói, cái nghèo truyền kiếp.
Xã nghèo Bát Đại Sơn đang ngày một thay da đổi thịt. Ảnh: Trần Quý
Bát Đại Sơn được hình thành trên địa hình của tám ngọn núi đá, nơi cao nhất, xa nhất và khó đi lại nhất của huyện Quản Bạ. Là xã giáp biên có diện tích 52,72 km², với 7,5 km đường biên giới, Bát Đại Sơn có khoảng 526 hộ đồng bào Mông và Dao sinh sống theo lối “trồng ngô trên đá, nuôi bò trên lưng” nên hết sức đói nghèo. Nhà cửa tạm bợ, thưng cây ngô, xếp bờ đá để làm nơi cư trú. Đây là xã khó khăn nhất của huyện Quản Bạ
Người dân xã Bát Đại Sơn cho biết, các đây 4 năm muốn lên Bát Đại Sơn phải mất nửa ngày đường leo dốc đá. Kinh tế khó khăn, cả xã có đến trên 80% hộ nghèo, đi đến đâu cũng thấy cảnh đói nghèo, thiếu ăn, đứt bữa.
Nay lên Bát Đại Sơn, không còn là nỗi ám ảnh của lữ khách với những cung đường ngút ngàn đá thuở nào. Với trên 36 tỷ đồng được đầu tư, một con đường mới trải nhựa đã đưa Bát Đại Sơn về gần thị trấn hơn và thông suốt với các xã biên giới khác như: Tùng Vài, Nghĩa Thuận. Với con đường được đầu tư là sự thông thương, giao lưu văn hóa, cùng với đó là khoa học, kỹ thuật cũng vượt núi, vượt dốc mà đi lên.
Ông Lò Văn Sử, Chủ tịch UBND xã Bát Đại Sơn cho biết, tất cả đều do sự quan tâm và đầu tư của Chính phủ. Không nhờ Chính phủ, không nhờ nguồn vốn 134,135, vốn của Chương trình 30a thì không biết bao giờ Bát Đại Sơn mới có cơ hội để đi lên.
Hiện tỷ lệ hộ đói nghèo ở Bát Đại Sơn đã giảm xuống còn 56%, con em được đến trường đúng độ tuổi, hiện có98% trẻ em từ 6 - 14 tuổi đi học, riêng trẻ em vào lớp 1 đạt 100%.
Con em được đến trường đúng độ tuổi. Ảnh: Trần Quý
Với tổng nguồn vốn trên 100 tỷ đồng từ các chương trình như: 134, 135 và đặc biệt là Chương trình 30a của Chính phủ, đã có trên 20 công trình trọng điểm được xây dựng, đáng kể nhất là các công trình phục vụ sinh kế lâu dài như nhà làm việc của ủy ban, trường học và trạm y tế…
Để đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả trong việc đầu tư, UBND xã đã thành lập một ban quản lý gồm 3 thành viên, hỗ trợ đằng sau còn lại là ban chỉ đạo với 20 thành viên và 15 thành viên của ban giám sát nữa. Công trình này đặt ở đâu, chi phí xây dựng bao nhiêu, đều được thông qua dân. Với việc đề cao dân, dân được tham gia và góp ý các công trình này nên mọi cái đến nay đều “thuận chèo, mát mái” và được dân ủng hộ.
Ngoài các công trình phúc lợi, toàn xã đã có hơn 100 hộ dân được cấp kinh phí xóa nhà tạm, nhà dột nát. Cuộc sống của người dân luôn được đưa lên hàng đầu, vậy nên mọi nguồn vốn lên đây đều được ưu tiên cho dân. Công trình nước tự chẩy để phục vụ sinh hoạt và tưới tiêu Nà Cạn - Na Quang đang phát huy tác dụng “dẫn thủy, nhập điền” cho Bát Đại Sơn. Chính nhờ hệ thống nước tự chảy mà đồng bào đã chủ động được nước tưới cho cây trồng, không phải “ngửa mặt chờ mưa” và đảm bảo được mùa vụ, mang tính bền vững cho bà con.
Việc chú trọng cho đầu tư nông nghiệp, ngoài việc giảm hộ nghèo xuống nhanh trong các năm thì lương thực đầu người của Bát Đại Sơn đã tăng lên đáng kể. Từ chỗ đứt bữa, nay tính bình quân đã đạt 512kg thóc/người/năm. Ngoài đa dạng hóa cây trồng, đưa và chuyển giao các nguồn giống mới vào, để có sự “tăng tốc”, các mô hình chăn nuôi đại gia súc, trồng cây thảo quả cũng được đưa về với Bát Đại Sơn. Chỉ trong vài năm vận động, triển khai và cho vay vốn, hiện tại ngoài diện tích thảo quả đã trồng, Bát Đại Sơn đã đưa bình quân đầu gia súc trong toàn xã lên 2,38 con/hộ.
Từ một vùng đất nghèo, do biết sử dụng hiệu quả các nguồn vốn nên xã Bát Đại Sơn đang ngày một thay da đổi thịt.
Trần Quý
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.
Nam Dũng
14:11 15/12/2024(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân