Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hà Nội tiêm vắc xin cho toàn bộ người dân và cả người vãng lai

Hải Hà

Thứ năm, 04/03/2021 - 22:23

(Thanh tra)- Hà Nội dự kiến mua 15.782 nghìn liều vắc xin đủ số lượng để tiêm cho toàn bộ người dân Thủ đô từ 18 tuổi trở lên và % nhất định người vãng lai cư trú trên địa bàn.

Phó Giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn: Hà Nội mua vắc xin từ 3 nguồn: Ngân sách, tài trợ hỗ trợ và tự chi trả. Ảnh: PV

Chiều tối 4/3, UBND TP Hà Nội tổ chức họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội tháng 2/2021.

Dự kiến mua 15.782 nghìn liều vắc xin

Tại họp báo, báo chí đã đặt câu hỏi liên quan đến nội dung được dư luận quan tâm lúc này là bao giờ người dân Thủ đô được tiêm vắc xin và TP sẽ mua vắc xin từ nguồn ngân sách TP hay xã hội hóa?

Trả lời câu hỏi của báo chí, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho biết: Ngày 26/2/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 21 về việc mua, sử dụng vắc xin. Căn cứ điều 3 Nghị quyết, vắc xin Covid-19 sẽ được mua từ 3 nguồn. Thứ 1 là từ nguồn ngân sách; thứ 2 là tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; thứ 3 là người sử dụng vắc xin tự chi trả.

TP đã hết sức chủ động về nguồn vắc xin Covid-19.

Ngày 19/2, TP đã có văn bản đề nghị Bộ Y tế tạo điều kiện cho TP tiếp cận nguồn vắc xin Covid-19 từ các nước đã được cấp phép lưu hành để chủ động tiêm cho người dân.

“Dự kiến TP mua 15.782 nghìn liều, đủ số lượng tiêm cho toàn bộ người dân Thủ đô cộng với % nhất định cho người dân vãng lai cư trú trên địa bàn. Vắc xin này sẽ được tiêm cho những người từ 18 tuổi trở lên”, ông Tuấn nói.

Về nguồn mua vắc xin, TP mua vắc xin cũng từ 3 nguồn: Ngân sách, tài trợ hỗ trợ và tự chi trả.

Về thời gian tiêm vắc xin, ông Tuấn cho biết: Ngày 24/2/2021, Bộ Y tế đã nhận lô vắc xin đầu tiên, với số lượng 117.600 liều. Thứ 7, ngày 6/3 tới, sẽ tổ chức tiêm chủng cho toàn bộ hệ thống y tế dự phòng của 63 tỉnh, thành.

Sau đợt này sẽ đến danh sách đối tượng ưu tiên của 13 tỉnh, thành đã và đang có dịch trong thời gian vừa rồi, Hà Nội nằm trong 13 tỉnh, thành này. Tuy nhiên, lãnh đạo CDC Hà Nội cho rằng, với hơn 117 nghìn liều vắc xin chia cho 13 tỉnh, thành (ưu tiên số 1 cho Hải Dương) thì số lượng ko nhiều.

“Ngày tiêm cho các đối tượng ở TP Hà Nội phụ thuộc kế hoạch phân bổ vắc xin của Bộ Y tế. Chúng tôi cũng đã lên danh sách cụ thể cho các đối tượng được ưu tiên tiêm thời gian đầu là những người trực tiếp tham gia trên tuyến đầu chống dịch. TP sẽ sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và số lượng vắc xin được phân bổ”, ông Tuấn nói.

Chưa phát hiện vi phạm trong thu gom rác thải

Tại họp báo, báo chí cũng đặt câu hỏi về kết quả điều tra vi phạm trong thu gom rác thải.

Trước đó, trong lần đi kiểm tra đột xuất tại xã Nam Sơn và Khu Liên hợp xử lý rác thải Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn) vào ngày 3/12/2020, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ đã giao Công an TP lập chuyên án xem có tiêu cực, sai phạm trong thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải; có việc đổ nước vào rác để tăng khối lượng rác thải, nước rỉ rác không...

Liên quan đến nội dung này, ông Phạm Đức Thắng - Phó Phòng Cảnh sát môi trường, Công an TP Hà Nội cho biết, thực hiện chỉ đạo của Bí thư Thành uỷ, Giám đốc Công an TP đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát môi trường và Phòng Cảnh sát kinh tế tăng cường phối hợp với cơ quan chức năng theo dõi, giám sát, ngay từ các điểm đầu phát sinh, quá trình vận chuyển, xử lý, điểm trung chuyển, tập kết, điểm dừng nghỉ lái xe, từ TP lên 2 khu xử lý rác Xuân Sơn, Nam Sơn.

“Đến nay, chưa phát hiện hiện tượng bơm nước hay trộn các thứ khác để gia tăng khối lượng”, ông Thắng nói đồng thời cho biết, về biểu hiện tiêu cực trong xử lý rác, hiện Phòng Cảnh sát kinh tế và Phòng Cảnh sát môi trường đang tích cực thu thập tài liệu liên quan, khi có thông tin sẽ cung cấp thêm.

Giải đáp các câu hỏi liên quan đến giải pháp cải thiện môi trường sông Tô Lịch, ông Hoàng Cao Thắng - Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, TP đã nhận được nhiều đề xuất về giải pháp cải thiện môi trường sông Tô Lịch, trong đó có phương án bổ cập nước sông Hồng qua hồ Tây rồi chảy vào Tô Lịch.

Trước đây, TP đã có dự án nâng cấp, xây dựng mới cống Liên Mạc, thời gian tới việc này sẽ được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn. Nếu dự án này được thực hiện sẽ đảm bảo việc tưới tiêu nông nghiệp và bổ cập nước sông Tô Lịch, sông Nhuệ.

Liên quan đến nội dung này, lãnh đạo Sở Xây dựng thông tin thêm, đơn vị đang đề xuất xây 8 trạm bơm dã chiến công suất 90m3/s để cải thiện ô nhiễm sông Nhuệ và sông Tô Lịch. Với lưu lượng nước này có thể đủ để tạo dòng chảy, cải thiện ô nhiễm cho 2 con sông.

"Liên ngành sẽ nghiên cứu, tìm phương án cải thiện chất lượng nước, bổ cập cho sông Tô Lịch khả thi nhất để tham mưu, trình thành phố", ông Thắng nói.

Xử lý triệt để các vụ khiếu kiện đông người, phức tạp

Về nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, tại buổi họp báo, ông Nguyễn Anh Dũng - Chánh Văn phòng, Người phát ngôn của UBND TP Hà Nội cho biết: 1 trong những nhiệm vụ quan trọng được TP đặt lên hàng đầu là tăng cường công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác dân vận, xử lý dứt điểm các vụ việc tồn đọng, kéo dài, phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại cơ sở và trên địa bàn TP, đảm bảo không để phát sinh điểm nóng.

Đáng lưu ý, TP sẽ rà soát, xử lý triệt để các vụ khiếu kiện đông người, phức tạp, đặc biệt trước, trong và sau bầu cử đại biểu quốc hội, đại biểu HĐND cấp TP giai đoạn 2021-2026.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.

Bùi Bình

22:58 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm