Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hà Nội: Đường xuống cấp, trách nhiệm của huyện ở đâu?

Thứ sáu, 22/09/2017 - 08:49

(Thanh tra) - Đường chằng chịt ổ gà; mưa lớn, nước ngập tràn nhà dân tại xã Văn Bình (Thường Tín, Hà Nội). Thế nhưng, khi trả lời về trách nhiệm của các đơn vị thì đại diện huyện Thường Tín (Hà Nội) chỉ nhắc đến Ban Quản lý dự án (BQLDA) Đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố mà dường như “quên” rằng, chính quyền địa phương cũng có trách nhiệm không nhỏ, nhất là trong đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông.

Đoạn đường xuống cấp, nhiều ổ gà và ngập nước tại xã Văn Bình, huyện Thường Tín. Ảnh: TA

Mưa lớn, đường biến thành sông

Đã từ nhiều năm qua, người dân sinh sống tại hai bên đường Quốc lộ (QL) 1A (cũ), đoạn từ thôn Văn Giáp, xã Văn Bình lên cầu Quán Gánh thuộc địa phận huyện Thường Tín, TP Hà Nội phải sống chung với tình trạng đường xuống cấp.

Đây là tuyến đường huyết mạch nối liền giữa trung tâm thành phố Hà Nội đi các huyện ngoài thành, nên lượng xe đi lại hàng ngày rất đông đúc. Điều đáng nói là tuyến huyết mạch hệ thống ống thoát nước và cống chưa được triển khai đồng bộ. Dẫn đến việc, khi có mưa lớn, nước ứ đọng hai bên đường, ngập lên không khác gì một con sông, khiến việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn.

Ông Phạm Văn Quyết 65 tuổi cho biết, là người dân sinh sống bên đường tại QL 1A chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, kể từ khi con đường này bị xuống cấp, có mưa lớn, giờ cao điểm xe cộ đi lại từng đợt tạo áp lực nước mưa cứ tràn vào nhà. “Nước dâng cao ngập vào nhà dân khiến cuộc sống người dân bên đường bị đảo lộn, có lúc, phải thức trắng đêm để tát nước, đắp đất thành bờ ngăn tràn. Đã có không ít vụ tai nạn giao thông đã xảy ra tại đây, chỉ vì xe cộ chen nhau đi, giữa làn đường ngập nước”. Một người dân khác bức xúc.

Đáng nói, ngay gần đoạn đường bộ bị ngập này là đường ống thoát nước dọc tuyến đường sắt Bắc - Nam nằm một bên đường QL 1A nhưng không hiểu tại sao lại không được khớp nối để phục vụ việc thoát nước chung. Đây là vấn đề mà người dân khu vực này rất bức xúc khi cho rằng có bất cập giữa ngành giao thông và xây dựng.

Trách nhiệm không chỉ riêng BQLDA

Trao đổi về vấn đề đường xuống cấp vị trí trên, lãnh đạo Phòng quản lý đô thị huyện Thường Tín lại cho rằng, đường không phải xuống cấp mà là do đường hẹp, nhưng khi phóng viên hỏi đường bị sụt lún, xuất hiện nhiều ổ gà, mưa lớn nước ngập đường không phải xuống cấp thì là gì? thì vị đại diện này không trả lời được câu hỏi!.

Trong khi không tập trung trả lời được câu hỏi của phóng viên về trách nhiệm cụ thể đối với việc đường xuống cấp, cũng như giải pháp giải quyết thì đại diện huyện Thường Tín lại “lái” câu chuyện sang vấn đề đầu tư nâng cấp mở rộng QL 1A.

Liên quan đến nội dung này, huyện Thường Tín khẳng định, vấn đề giải phóng mặt bằng đã được Thành phố giao cho UBND huyện chịu trách nhiệm toàn bộ. Còn vấn đề đầu tư nâng cấp, mở rộng thì dự án đã được bắt đầu từ năm 2010 đến nay. Dự án hiện tại đã được bàn giao toàn bộ cho BQLDA Đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố làm chủ đầu tư. Theo đó, toàn bộ nội dung công việc liên quan trước đây do Sở Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư nay thuộc về BQLDA trên.

Trên thực tế, không chỉ có đoạn đường tại xã Văn Bình thuộc QL 1A bị xuống cấp, chưa được nâng cấp đầu tư, cải tạo mà dọc tuyến từ Ngọc Hồi đến Thường Tín, tồn tại tình trạng thắt cổ chai ở một số đoạn do giải phóng mặt bằng bị “tắc”. Do đó, tiến độ cho việc nâng cấp mở rộng QL 1A đã bị chậm hàng năm trời.

Thiết nghĩ, đã đến lúc Thành phố Hà Nội cần có chỉ đạo quyết liệt BQLDA Đầu tư xây dựng công trình giao thông; UBND huyện Thường Tín và Sở Giao thông Vận tải vào cuộc để đẩy nhanh dự án nâng cấp mở rộng tuyến đường huyết mạch QL 1A, mà trước mắt là xử lý các đoạn đường xuống cấp, có nhiều ổ gà, ngập nước để đảm bảo an toàn giao thông cho người dân cũng như cuộc sống các hộ ven đường.

Tràng An

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.

Trung Hà

15:05 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm