Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Gần 10% người giúp việc bị quấy rối tình dục

Thứ tư, 24/10/2012 - 14:07

(Thanh tra)- Viện Gia đình và Giới vừa công bố kết quả nghiên cứu trên 600 lao động giúp việc gia đình (GVGĐ). Kết quả cho cho thấy, tới hơn 30% số lao động GVGĐ bị bạo lực, gần 10% bị quấy rối tình dục, đề nghị quan hệ hoặc ép quan hệ tình dục. Có tới 50% số lao động nghĩ đây là việc làm thời vụ và 100% số lao động đi giúp việc không coi đây là công việc. Đa phần họ không có bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm xã hội (BHXH)… Những con số trên cho thấy, nghề này chưa được xã hội đánh giá và quan tâm đúng mức.

Việt Nam đã có nhiều hoạt động bảo vệ quyền lợi cho lao động GVGĐ, cụ thể trong Bộ luật Lao động năm 2012 đã có những quy định tại chương IX, mục 5, từ Điều 179 đến Điều 183. Tuy nhiên, những quy định này mang tính chất chung mà công việc GVGĐ lại có những đặc thù riêng so với các công việc khác nên nếu không được hướng dẫn cụ thể sẽ không có tính khả thi trong thực tiễn.

Bà Trần Thị Hồng, Viện Gia đình và Giới cho rằng, lao động GVGĐ đa phần là nữ nên vấn đề bình đẳng giới nên lồng ghép vào trong các quy định để bảo đảm quyền bình đẳng cho họ.

Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tổ chức công đoàn phải tuyên truyền hướng dẫn và bảo vệ quyền lợi cho lao động GVGĐ, phải giám sát việc thực hiện hợp đồng lao động mà 2 bên đã thương lượng. Đồng thời, tham gia đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động có nhu cầu GVGĐ, thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm, các cơ sở dạy nghề của công đoàn địa phương, góp phần tạo việc làm bền vững cho lao động GVGĐ.

Bà Nguyễn Diệu Hồng, Vụ Bình đẳng Giới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cảnh báo: Hiện nay, chưa có những quy định cụ thể thế nào là lao động GVGĐ nên nội dung kèm theo chưa rõ ràng. Theo bà Hồng, lao động GVGĐ có nhiều dạng, có người làm việc và ở luôn tại nhà chủ, có người thì làm theo giờ hành chính. Trước đây, theo Bộ luật Lao động cũ chỉ điều chỉnh quan hệ với lao động làm việc từ 3 tháng trở lên, nay Bộ luật Lao động năm 2012 có sửa và điều chỉnh quan hệ ngay từ khi tham gia lao động. Tuy nhiên, cả gia chủ lẫn người lao động không phải ai cũng hào hứng với quy định mới này.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân cho rằng, cần bảo đảm quyền cho lao động GVGĐ, phải coi nghề GVGĐ như những nghề khác. Do đó, từ những quy định đã được xây dựng trong Bộ luật Lao động năm 2012 về lao động GVGĐ, phải đóng góp ý kiến trên cơ sở những kinh nghiệm thực tiễn để việc triển khai những quy định này vào cuộc sống thu được kết quả tích cực góp phần bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng cho đối tượng lao động GVGĐ.


Phương Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm