Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 22/11/2013 - 20:24
(Thanh tra)- Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp phối hợp với Chương trình đối tác tư pháp (JPP) tổ chức hội thảo triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Thảo Nguyên
Theo Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp (Bộ Tư pháp) Đỗ Hoàng Yến, mặc dù Luật Luật sư năm 2006 đã tạo những bước tiến đáng kể cho tổ chức, hoạt động, phát triển đội ngũ luật sư, song chất lượng luật sư trước nhu cầu dịch vụ pháp lý của xã hội vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết, để hoạt động luật sư thực sự phát huy vai trò trong đời sống.
Ngày 1/7/2013, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư có hiệu lực, đánh dấu một bước quan trọng về tổ chức và hành nghề luật sư, góp phần nâng cao chất lượng và vị thế của luật sư trong xã hội.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư đã tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức và hoạt động luật sư; bổ sung một số qui định nhằm phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư (Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các đoàn luật sư); làm rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước (Bộ Tư pháp, UBND các cấp, các Sở Tư pháp), mối quan hệ giữa luật sư và các cơ quan trong tiến trình tố tụng.
Đáng chú ý, Luật đã bổ sung một số hành vi bị cấm đối với luật sư; quy định chặt chẽ hơn về phạm vi hành nghề với tư cách cá nhân theo hướng luật sư hành nghề với tư cách cá nhân chỉ được làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức, không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng theo hợp đồng dịch vụ pháp lý…
Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng, vẫn còn tình trạng một số cơ quan tiến hành tố tụng không thực hiện theo Luật Luật sư, gây khó khăn cho hoạt động luật sư. Luật sư Chu Đức Lưu- Đoàn Luật sư Đắk Lắk cho biết, việc tranh tụng của luật sư tại phiên tòa đã được quan tâm hơn theo yêu cầu của cải cách tư pháp. Tuy nhiên, không phải tất cả luận cứ của luật sư đưa ra là được các cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận, do một phần các quy định của pháp luật nhiều khi không rõ ràng, chồng chéo nên quan điểm xử lý vụ việc khác nhau.
Các quy định về phân cấp quản lý Nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư, đào tạo luật sư chưa thật sự mang tính triệt để, chưa xác định đầy đủ, cụ thể nhu cầu quản lý về luật sư và hành nghề luật sư của chính quyền địa phương.
Ông Đỗ Ngọc Thịnh- Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên đoàn Luật sư Hà Nội đề nghị Bộ Tư pháp sớm chuyển giao việc kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư sang Liên đoàn Luật sư Việt Nam, để có sự kế thừa và phối hợp thực hiện có hiệu quả; đồng thời xem xét Đề án Trường đào tạo Luật sư để Liên đoàn có thể tiến hành đào tạo luật sư thí điểm vào năm 2014.
Nhiều ý kiến cũng phản ánh, một số quy định của Luật chưa được hướng dẫn kịp thời, gây khó khăn, lúng túng khi thực hiện, như: biểu mẫu giấy đề nghị và giấy đăng ký hoạt động; việc hành nghề của luật sư và quy định thu hồi giấy đăng ký trong trường hợp tổ chức hành nghề luật sư không hoạt động tại trụ sở đã đăng ký trong thời hạn 9 tháng liên tục…
Trong khi, vẫn có các tổ chức hành nghề luật sư chưa tự giác, nghiêm túc chấp hành Luật Luật sư và pháp luật liên quan trong quá trình hành nghề, như hoạt động không đúng trụ sở đã đăng ký; không thực hiện việc niêm yết biểu phí, danh sách luật sư, đăng ký lao động; chưa mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư...
Để triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư hiệu quả, đại diện Bộ Tư pháp cho biết, hiện bộ đang chủ trì xây dựng nhiều văn bản hướng dẫn như dự thảo Thông tư hướng dẫn bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư, Thông tư thay thế Thông tư số 21/2010/TT-BTP về việc ban hành qui chế tập sự hành nghề luật sư; Thông tư ban hành chương trình khung đào tạo nghề luật sư.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
T.Thanh
13:44 12/12/2024(Thanh tra) - Hà Nội sẽ hạn chế hoặc cấm lưu thông với nhiều phương tiện chạy bằng xăng dầu gây ô nhiễm cao vào vùng phát thải thấp. Thí điểm trước tiên ở 2 quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.
Hải Hà
12:08 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh