Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 04/03/2011 - 10:21
(Thanh tra)- Kết quả nghiên cứu mới đây của Trung tâm Quốc gia dự báo và thông tin thị trường lao động, Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ- TB&XH) vừa công bố sẽ giúp cho thí sinh lựa chọn đúng ngành nghề khi đăng ký dự thi đại học (ĐH), cao đẳng năm 2011. Trong đó, tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; hoạt động kinh doanh bất động sản… sẽ là những ngành có nhu cầu lao động hàng đầu.
Nguồn nhân lực liên quan đến điện hạt nhân đang thiếu cả về số lượng và chất lượng, nhất là thiếu các nhà khoa học đầu đàn.
Theo kết quả nghiên cứu này, đến năm 2015 có những nghề sau sẽ tăng nhu cầu việc làm gồm: Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; hoạt động kinh doanh bất động sản; hoạt động khoa học công nghệ; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; hoạt động Đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội; hoạt động làm thuê trong các hộ gia đình; các tổ chức quốc tế và các hoạt động dịch vụ khác. Trong đó, ngành có nhu cầu việc làm tăng cao nhất là hoạt động Đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ…
Tuy nhiên, đến năm 2020, nhu cầu của những ngành trên sẽ giảm. Bên cạnh đó, có nhiều ngành hiện đang có tỷ lệ việc làm rất cao nhưng tới năm 2015 cũng sẽ có xu hướng giảm. Cụ thể: Khai khoáng, công nghiệp chế biến - chế tạo, sản xuất phân phối điện, khí đốt, cung cấp nước, xây dựng, vận tải và kho bãi, khách sạn, nhà hàng, thông tin, truyền thông, giáo dục, y tế và hoạt động trợ giúp xã hội, nghệ thuật và vui chơi giải trí.
Theo dự báo của các chuyên gia tuyển sinh, hiện nay các ngành dịch vụ đang lên ngôi, song thực tế, các trường ĐH, cao đẳng chưa chú trọng đào tạo nhân lực liên quan đến các ngành dịch vụ như thẩm mỹ mà chủ yếu là tại các lớp học nghề ngắn hạn. Như vậy, chất lượng nhân lực của ngành này còn yếu và rất thiếu. Một ngành dịch vụ nữa hiện nay đang thiếu nhân lực là ngành Du lịch. Theo dự báo đến năm 2015, sẽ cần đến 505.000 người trong ngành này và 870.000 lao động trực tiếp đến năm 2020, nhất là đội ngũ hướng dẫn viên các tiếng Hàn Quốc, Nhật Bản...
Một lĩnh vực mới còn bỏ ngỏ ngay từ khâu đào tạo đó là lĩnh vực liên quan đến điện hạt nhân. Việc xây dựng Nhà máy Điện hạt nhân 1 và 2 đã đặt ra vấn đề nguồn nhân lực cho ngành. Hiện tại, đội ngũ cán bộ được cử đi học trong chiến tranh về “không có đất dụng võ” đã chuyển ngành hoặc đã về hưu. Xây dựng nhân lực từ con số đầu tiên là những khó khăn mà ngành điện hạt nhân phải đối mặt. Theo khảo sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2008 cả nước có 505 cán bộ khoa học và công nghệ hạt nhân, làm chủ yếu trong 10 cơ quan như: Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Bộ Khoa học và Công nghệ), ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Đà Lạt, ĐH Điện lực, ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP HCM)... Nguồn nhân lực này đang thiếu cả về số lượng và chất lượng, nhất là thiếu các nhà khoa học đầu đàn. Trong số 505 cán bộ này, chỉ có 62 TS, độ tuổi trung bình là 50. Trong số 12 GS, PGS ngành này thì có tới 4 người tuổi 60 - 62, số còn lại cũng ở độ tuổi 50 - 55. Và, 5 trường ĐH đào tạo về điện hạt nhân, hiện chỉ có 3 PGS.TS, 9 TS, 21 ThS, 15 kỹ sư, cử nhân.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thông qua Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử”, với tổng kinh phí dự kiến 3.000 tỷ đồng. Theo đó, dự kiến đến năm 2020, Việt Nam cần phải có hơn 3.000 kỹ sư, 600 ThS và TS các chuyên ngành điện hạt nhân, quản lý, ứng dụng và bảo đảm an toàn an ninh năng lượng nguyên tử được đào tạo ở trong và ngoài nước. Thời gian đầu, Chính phủ sẽ tập trung cho 6 trung tâm đào tạo là ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội), ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP HCM), ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Đà Lạt, ĐH Điện lực và Trung tâm Đào tạo hạt nhân tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ). Chỉ tiêu tuyển sinh đầu vào hàng năm của các cơ sở này đạt tối thiểu 250 sinh viên. Ngoài ra, Việt Nam cũng sẽ đào tạo mới 100 ThS và TS làm công tác giảng dạy trong các cơ sở đào tạo, và 500 lượt các nhà quản lý, khoa học được cử đi khảo sát, học tập kinh nghiệm và tham gia các khóa bồi dưỡng, thực tập ngắn hạn tại các nước phát triển về năng lượng nguyên tử.
Minh Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
T.Thanh
13:44 12/12/2024(Thanh tra) - Hà Nội sẽ hạn chế hoặc cấm lưu thông với nhiều phương tiện chạy bằng xăng dầu gây ô nhiễm cao vào vùng phát thải thấp. Thí điểm trước tiên ở 2 quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.
Hải Hà
12:08 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh