Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 14/04/2014 - 15:56
(Thanh tra) - 2 tuần (kể từ ngày 1/4) ngành Giao thông Vận tải siết tải trọng xe bằng hệ thống trạm cân đồng bộ trên 63 tỉnh, thành phố, hàng loạt doanh nghiệp (DN) vận tải, DN sản xuất hàng hóa kêu trời vì một khối lượng lớn hàng hóa, nhất là nông sản "tắc" và thiệt hại về lưu kho, bến bãi, bốc dỡ. Tuy nhiên, ngành Vận tải khẳng định sẽ tiếp tục siết tải trọng để cước vận tải trở về với giá trị thực.
Lực lượng chức năng kiểm tra tải trọng xe qua trạm cân. Ảnh: Tổng cục Đường bộ cung cấp
DN kêu trời vì trạm cân
Sau khi Bộ Giao thông Vận tải đề nghị các tỉnh, thành phố đồng loạt triển khai cân xe bằng hệ thống 63 trạm cân lưu động tại một số tuyến quốc lộ trọng điểm, đã tác động trực tiếp đến chuỗi vận chuyển lưu thông hàng hóa, đặc biệt là nông sản.
Nhóm hàng nông sản như xoài, dưa hấu, thanh long tập kết ở Tịnh Biên (An Giang) thưa thớt, vắng lặng. Số lượng xe tải vận chuyển trái cây từ các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long về trung tâm TP Hồ Chí Minh rất ít vì bị kiểm soát tải trọng. Nhà xe không dám chạy với mức hiện tại mà buộc phải hạ tải trọng.
Theo quy định này, lượng nông sản được vận tải ra miền Bắc gần đây cũng giảm hẳn. Các DN sản xuất nông sản như mặt hàng xoài cát phải đồng loạt giảm giá để bán thu vốn.
Trong khi đó, theo một số DN xuất khẩu gạo, tình trạng gạo ùn ứ tại các cảng đang diễn ra do không xuất đi được. Nguyên nhân trực tiếp là do chủ các phương tiện vận tải hàng hóa đường bộ đòi tăng giá thành vận chuyển hàng hóa lên gấp 2 - 3 lần vì bị siết tải trọng, thay vì chở vượt tải trọng nhiều lần như trước thì nay phải chở đúng tải trọng mới qua được trạm cân.
Theo phản ánh của các DN từ vận tải cho đến sản xuất thì việc siết chặt tải trọng bằng hệ thống trạm cân đã có bị tác động trực tiếp và "nặng nề". Hiện tại có gần 300.000 tấn gạo bị ùn ứ tại cảng Hải Phòng. Tình trạng ún ứ hàng phát sinh thêm chi phí lưu kho từ hàng chục triệu mỗi ngày đối với các DN sản xuất. Trong khi đó, các chủ tàu cũng "gánh" thêm chi phí cầu cảng, bến bãi vì việc bốc dỡ hàng kéo dài gấp 2 - 3 lần vì bốc dỡ xuống không được vận tải đi.
Hàng chục thương nhân buôn gạo chạy đôn chạy đáo tìm xe, mối chở gạo vì bị các chủ tàu, chủ kho "thúc" vì để lưu kho quá lâu, không có chỗ để cho các mặt hàng khác. Nhiều DN đã gửi đơn kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước vì cho rằng việc siết tải trọng xe đã khiến tình trạng kinh doanh khó khăn nay bị đội thêm rất nhiều chi phí khiến họ bị "sốc".
Thực tế, việc tác động từ việc đình đốn vận tải đã khiến cho các DN tham gia vào chuỗi sản xuất, lưu thông bị thiệt hại mà tổng số khó có thể đo đếm hết.
Ngành Vận tải tiếp tục siết tải trọng
Trước sự tác động trực tiếp và khá nặng nề đến chuỗi sản xuất và lưu thông từ việc siết chặt tải trọng, có ý kiến nhìn nhận công tác này cần thực hiện có lộ trình, để các DN có thời gian để làm quen, thích nghi dần. Song, theo Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) Khuất Việt Hùng, thì công tác quản lý, siết chặt tải trọng này không phải Bộ Giao thông Vận tải mới nghĩ ra và thực hiện ngay mà đã được thực hiện từ những năm trước. Đến năm 2014 là Năm “Siết chặt quản lý hoạt động vận tải và tăng cường kiểm soát tải trọng phương tiện” thì việc đưa trạm cân vào việc kiểm soát tải trọng là một trong những giải pháp đồng bộ của ngành Vận tải.
Theo Kế hoạch Hành động tăng cường siết chặt quản lý hoạt động vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện, mục đích là nhằm đưa ra các giải pháp đồng bộ, cụ thể, thực hiện trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài để siết chặt công tác quản lý vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện nhằm bảo đảm an toàn giao thông, nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ vận tải nhưng không làm tăng chi phí bất hợp lý đối với đơn vị kinh doanh vận tải và không gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân.
Theo ông Lê Văn Tiến, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa Hải Phòng, trước kia các DN vận tải tính cước cho hàng quá khổ quá tải là giá ảo, khiến các DN vận tải cạnh tranh không lành mạnh, tính giá cước không đồng nhất. Khi có các quy định thắt chặt về hàng quá khổ quá tải với mức xử phạt rất cao, đánh vào túi tiền của chủ xe, đã buộc các DN phải chấp hành theo quy định. Vì vậy giá cước vận tải sẽ trở về đúng với giá trị thực. Về lâu dài sẽ tạo sự cạnh tranh công bằng trong ngành Vận tải.
Nhiều ý kiến chuyên gia cũng ủng hộ việc kiểm tra trọng tải xe ôtô, còn việc giá cước vận tải tăng là lẽ đương nhiên. Đây sẽ là cơ hội thiết lập lại trật tự thị trường, tránh việc DN tăng tải trọng quá mức để giảm giá cước, cạnh tranh thiếu lành mạnh. Thêm nữa, việc siết tải trọng cũng sẽ làm hạn chế tương đối những tiêu cực trên đường liên quan đến tải trọng. Từ đó, cũng không làm các "chi phí" bất minh này "chui" vào sản phẩm hàng hóa và "đội" giá lên khi đến tay người tiêu cùng.
Nhìn chung, việc siết chặt tải trọng ban đầu có thể làm các DN liên quan đến sản xuất và lưu thông sốc vì những tác động từ khâu lưu thông, song về lâu dài sẽ tạo ra được môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các DN khi sắp tham gia vào "sân chơi rộng lớn" là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP. Hơn nữa, chủ trương của Nhà nước về siết chặt tải trọng xe để bảo vệ cầu, đường bộ, đảm bản an toàn giao thông sẽ khẳng định được tính đúng đắn.
Tràng An
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.
Nam Dũng
14:11 15/12/2024(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân