Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chu Gia
Thứ hai, 08/11/2021 - 18:38
(Thanh tra) - Là tỉnh miền núi, biên giới phía Tây Bắc, với diện tích tự nhiên rộng 9.562,9 km2, Điện Biên có đường biên giới với 02 nước Lào và Trung Quốc dài 455,573km; có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, 129 xã, phường, thị trấn dân số trên 60 vạn người, gồm 19 dân tộc (trong đó Thái 35,69%, Mông 38,12%, Kinh 18,5%, còn lại là các dân tộc khác).
Phụ nữ ngày càng phát huy tốt vai trò làm chủ cuộc sống. Ảnh: Mai Dung
Trong những năm qua, tỉnh đã có nhiều chủ trương, giải pháp trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 trên địa bàn tỉnh.
UBND tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo các sở, ngành, các đơn vị, địa phương triển khai lồng ghép tuyên truyền, phổ biến và thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nội dung văn bản, đề án, hoạt động của lĩnh vực bình đẳng giới, gia đình, vì sự tiến bộ phụ nữ, phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình… nhằm nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới trong cán bộ công chức, viên chức và nhân dân.
Vì vậy, công tác bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh ngày càng có những chuyển biến tích cực, phát huy tốt vai trò của các cơ quan, đơn vị, địa phương, gia đình, tạo điều kiện cho cả nam và nữ cùng được phát huy quyền làm chủ và bình đẳng trên mọi lĩnh vực.
Đặc biệt, phụ nữ ngày càng phát huy tốt vai trò làm chủ cuộc sống, mạnh dạn, tự tin khẳng định mình cũng như tích cực đóng góp công sức, trí tuệ trong việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và tham gia các hoạt động, công tác, phong trào ở địa phương.
Tuy nhiên, là tỉnh đặc thù vùng cao, miền núi, biên giới với diện tích tự nhiên rộng, địa hình phức tạp chủ yếu là đồi núi dốc, hiểm trở và bị chia cắt bởi nhiều sông suối, giao thông và thông tin liên lạc từ trung tâm tỉnh đến một số địa phương, cở sở còn gặp nhiều khó khăn; kinh tế phát triển còn chậm; nhiều thành phần dân tộc, văn hóa, phong tục, tập quán đa dạng; trình độ dân trí không đồng đều, nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế; hủ tục lạc hậu và tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” vẫn còn tồn tại ở một bộ phận nhân dân, đặc biệt tại một số địa phương vùng sâu, vùng xa; đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ vẫn còn hạn chế về số lượng trong các ngành, đơn vị, địa phương...
Những khó khăn trên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai và kết quả thực hiện Chiến lược Quốc gia về về bình đẳng giới trên địa bàn toàn tỉnh.
Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
Nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị; thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; tỉnh Điện Biên luôn quan tâm đến các hoạt động nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt đối với lãnh đạo trẻ, nữ lãnh đạo là người dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Công tác tạo nguồn, quy hoạch cán bộ nữ ở cấp tỉnh, cấp huyện đã quan tâm, từng bước đi vào nền nếp. Trên cơ sở quy hoạch, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ nữ, tạo điều kiện thuận lợi để chị em phát huy vai trò, năng lực của mình. Do đó, số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ ngày càng tăng.
Tuy nhiên, vẫn có một số cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên nhận thức về cán bộ nữ chưa sâu sắc, việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác phụ nữ, cán bộ nữ chưa đồng bộ. Những quan niệm về giới và sự chênh lệch nhận thức tiêu chuẩn dành cho nữ giới và dành cho vai trò lãnh đạo ảnh hưởng đến khả năng nhìn nhận hiệu quả công việc phụ nữ. Số lượng cán bộ nữ tham gia giữ chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là đối với cấp xã tuy có tăng đều hàng năm, nhưng tỷ lệ vẫn còn thấp. Một số ít cán bộ nữ tự ti, còn biểu hiện an phận, một số ít thích làm công tác chuyên môn, thiếu ý chí phấn đấu vươn lên vị trí lãnh đạo, quản lý.
Giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm
Hàng năm, UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các chương trình, dự án như: Dự án Việc làm và Phát triển thị trường lao động; Dự án Tăng cường an toàn lao động, vệ sinh lao động thuộc Chương trình Mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và an toàn lao động giai đoạn 2016 - 2020; Tiểu Dự án 4 - Hỗ trợ Người lao động đi làm việc ở nước ngoài thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo giai đoạn 2016-2020.
Thực hiện tốt các tiêu chí về bình đẳng giới, góp phần giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động.
Chế độ bảo hiểm đối với người lao động được thực hiện đầy đủ; khuyến khích, tạo điều kiện, hỗ trợ, tư vấn cho cả nữ giới và nam giới tham gia bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp, đặc biệt đối với nhóm dễ bị tổn thương (như lao động di cư, lao động nghèo ở vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số), nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho người lao động.
Những năm qua, với sự nỗ lự cố gắng của các cấp, các ngành đã góp phần ổn định đời sống nhân dân, nâng cao thu nhập và góp phần vào xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Phụ nữ ngày càng có điều kiện để làm chủ cuộc sống, mạnh dạn, tự tin khẳng định mình cũng như tích cực trong công tác, hoạt động ở địa phương. Tỷ lệ nữ có việc làm trong tổng số người có việc làm chiếm khoảng 49%, tạo điều kiện cho phụ nữ có cơ hội tiếp cận thông tin thị trường, nắm bắt kiến thức pháp luật, các chế độ chính sách và các nguồn vốn tín dụng vay ưu đãi, hỗ trợ phát triển kinh tế, sản xuất, đào tạo việc làm.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.
Nam Dũng
14:11 15/12/2024(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân