Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 19/07/2023 - 18:00
(Thanh tra) - Theo Chính phủ, công tác quản lý, giám sát hoạt động thiện nguyện còn chưa chặt chẽ. Vi phạm trong kêu gọi, vận động tự nguyện, đặc biệt là với cá nhân, tổ chức tư nhân chưa có chế tài xử lý. Trong khi, thiên tai, dịch bệnh thường diễn biến phức tạp, trên diện rộng…
Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung. Ảnh: Đ.X
Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung vừa ký báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Với hơn 80 trang, báo cáo của Chính phủ nêu rõ kết quả, cũng như hạn chế, tồn tại trong phòng, chống xâm hại trẻ em; thị trường lao động; chế độ, chính sách trợ giúp xã hội; quản lý, giám sát hoạt động thiện nguyện; chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025…
Nguồn lực bố trí cho trợ giúp xã hội ngày càng giảm
Đề cập đến công tác trợ giúp xã hội, thiện nguyện, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay, Chính phủ đã xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội và công tác cứu trợ, hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh.
Tính đến hết tháng 6 năm nay, cả nước có hơn 3,3 triệu người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và 369 nghìn cá nhân, hộ gia đình nhận hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng với tổng kinh phí thực hiện trên 26 nghìn tỷ đồng/năm.
Khi thiên tai, dịch bệnh xảy ra, Chính phủ đã chỉ đạo UBND các tỉnh, thành thực hiện tốt công tác trợ giúp khẩn cấp, hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả.
Riêng giai đoạn 2020-2022, Chính phủ đã ban hành 4 gói chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Theo đó, trên 1,4 triệu lượt người sử dụng lao động và trên 68,43 triệu lượt người lao động đã được hỗ trợ với tổng kinh phí trên 120 nghìn tỷ đồng.
Dù vậy, Chính phủ nhận định, mức chế độ, chính sách trợ giúp xã hội còn thấp so với mức sống tối thiểu của người dân. “Nguồn lực bố trí cho các chương trình, chính sách trợ giúp xã hội ngày càng giảm”, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung.
Trong khi, cơ sở vật chất tại các cơ sở trợ giúp xã hội còn thiếu, chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Cơ chế khuyến khích xã hội hóa để khu vực tư nhân đầu tư xây dựng cơ sở chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội còn nhiều hạn chế…
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng cho hay, quản lý, giám sát hoạt động thiện nguyện còn chưa chặt chẽ. Công tác huy động, vận động, lập quỹ và tổ chức hoạt động thiện nguyện còn quy định tại nhiều văn bản khác nhau, giao nhiệm vụ giữa các bộ, ngành còn chồng chéo. Đáng lưu ý, vẫn “chưa có chế tài xử lý vi phạm trong kêu gọi, vận động tự nguyện, đặc biệt là đối với các cá nhân, tổ chức tư nhân”.
Còn tình trạng hỗ trợ chưa đúng đối tượng, không công bằng
Theo Chính phủ, thiên tai, dịch bệnh thường diễn biến phức tạp, trên diện rộng, số lượng và quy mô đối tượng có nhu cầu hỗ trợ lớn, cần nhiều nguồn lực hỗ trợ trong thời gian ngắn. Do vậy, việc nắm bắt nhu cầu hỗ trợ của người dân và tình hình hoạt động thiện nguyện ở một số nơi chưa đầy đủ và kịp thời.
Cạnh đó, nhiều địa phương chưa làm tốt công tác tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ do khó khăn trong việc quản lý thông tin đối tượng cần trợ giúp và vận chuyển hàng cứu trợ đến nơi cấp phát cho đối tượng; chưa hỗ trợ đầy đủ thông tin, phương tiện để các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động cứu trợ, thiện nguyện trên địa bàn.
“Một số tổ chức, cá nhân thực hiện cứu trợ chưa hiểu và thực hiện đầy đủ các quy định về tổ chức vận động, quản lý quỹ, phân phối, báo cáo... dẫn đến tình trạng hỗ trợ chưa đúng đối tượng, hỗ trợ nhiều lần, hỗ trợ không công bằng”, báo cáo nêu.
Trước những điều này, Chính phủ đưa ra nhiều giải pháp. Bên cạnh tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu rõ đề xuất quy định xử lý vi phạm hành chính, xử phạt sai phạm trong kêu gọi, vận động tự nguyện.
Nâng cao năng lực, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội và quản lý vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn thiên tai, dịch bệnh tại các địa phương; bảo đảm thực hiện đúng chế độ, chính sách, công khai, minh bạch, công bằng.
Nghiên cứu, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý đối tượng, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện cứu trợ, thiện nguyện tại các địa phương, cũng là giải pháp được Chính phủ đề cập.
Trước đó, tại Nghị quyết 41 vào cuối năm 2021, Quốc hội yêu cầu, tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với công tác trợ giúp xã hội và công tác thiện nguyện, bảo đảm công khai, minh bạch.
“Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân có sai phạm trong việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội và quản lý vận động, tiếp nhận, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện, lợi dụng thiên tai, dịch bệnh, các hoàn cảnh khó khăn để kêu gọi hỗ trợ từ thiện nhằm trục lợi”, nghị quyết Quốc hội nêu rõ.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tỉnh Nghệ An vừa có văn bản chỉ đạo các ban, ngành chức năng mở đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển, xử lý tàu cá “3 không”, tàu cá không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác thủy sản trái phép, tàu cá đã xóa đăng ký nhưng vẫn còn hoạt động...
Văn Thanh
12:44 22/11/2024(Thanh tra) - Từ đầu năm 2021 đến nay, huyện Mường Ảng (Điện Biên) phát huy hiệu quả nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giúp diện mạo các địa bàn còn nhiều khó khăn đổi thay, tạo sinh kế, việc làm… giúp cải thiện đời sống Nhân dân, đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm còn 22,13%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 18,04%.
Trần Trung
11:43 22/11/2024Thái Hải
11:24 22/11/2024Ngọc Phó
10:36 22/11/2024Kim Thành
21:13 21/11/2024Hoàng Nam
16:03 21/11/2024Văn Thanh
Văn Thanh
Văn Thanh
Trần Quý
Vũ Linh
Phương Anh
Phương Hiếu
Hương Giang
Trần Trung
Thái Hải
Hương Giang
Ngọc Phó