Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 03/10/2011 - 09:08
(Thanh tra) - Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về nhiệm vụ của năm 2011 khi chủ trì hội nghị toàn quốc sơ kết 6 tháng đầu năm 2011 thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án Dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
6 tháng đầu năm 2011, là năm thứ hai thực hiện Đề án, trên cơ sở phát huy những kết quả đã được trong năm 2010, các bộ, ngành T.Ư và các địa phương đã chủ động, tích cực triển khai, tạo được những chuyển biến cơ bản trong việc thực hiện các hoạt động và chính sách của Đề án.
Trong đó, 50 tỉnh/thành ban hành Chỉ thị về tăng cường chỉ đạo của Đảng trong triển khai thực hiện Đề án; 100% tỉnh/thành; 84% huyện và 52% xã đã tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt Đề án tới cán bộ chủ chốt; 52 tỉnh/thành đã phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn cấp tỉnh; 53 tỉnh/thành đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án. Ban Chỉ đạo T.Ư được kiện toàn; 59 tỉnh/thành đã thành lập phòng dạy nghề thuộc sở lao động - thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH); nhiều huyện đã bổ sung biên chế theo dõi dạy nghề cho phòng LĐ-TB&XH và biên chế giáo viên cho trung tâm dạy nghề huyện.
Triển khai thí điểm các mô hình dạy nghề triển khai nối tiếp năm 2010 ở các làng nghề, vùng chuyên canh, huyện điểm, xã xây dựng nông thôn mới… Đồng thời, đã hoàn thành, một số mô hình được tổng kết và có thể ứng dụng rộng; đã xuất hiện và tiếp tục thực hiện thí điểm những mô hình mới.
Chỉ tiêu dạy nghề 6 tháng đạt kết quả khá. Tỷ lệ lao động học nghề gắn với việc làm và có việc làm mới ở nhiều địa phương đạt mức cao. Một bộ phận lao động nông thôn chuyển sang lĩnh vực phi nông nghiệp, một số hộ đã thoát nghèo… Các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã được chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả nhằm đáp ứng tiêu chuẩn quy định.
Tuy nhiên, vẫn còn một số bộ, ngành, địa phương chưa đi sâu, đi sát chỉ đạo, quản lý, giám sát chặt chẽ nhằm bảo đảm cả số và chất lượng theo yêu cầu Đề án. Tỷ lệ học nghề gắn với việc làm và có việc làm mới phù hợp với nghề đào tạo còn hạn chế, đặt hàng đào tạo chưa thật sát với yêu cầu đặt ra đối với chức danh, vị trí việc làm của cán bộ, công chức xã… Việc thông tin tuyên truyền cần phải định hướng đúng hơn, khách quan hơn...
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu trong những tháng cuối năm các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2011 đã đề ra (dạy nghề cho khoảng 500.000 lao động nông thôn, trong đó ít nhất 70% có việc làm sau đào tạo; xây dựng các mô hình thí điểm; nâng tỷ lệ đào tạo, bồi dưỡng cho 7 chức danh chuyên môn ở xã). Khẩn trương hoàn thành thông tư hướng dẫn thực hiện Đề án. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện Đề án để báo cáo Ban Chỉ đạo T.Ư và chuẩn bị tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện Đề án.
Phó Thủ tướng giao Bộ LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính cụ thể hóa việc thực hiện Quyyết định số 1956/QĐ-TTg, trong đó có việc xây dựng quy chế phối hợp trển khai dạy nghề làm nông nghiệp ở các địa phương, báo cáo Ban Chỉ đạo trước ngày 15/10/2011. Chỉ đạo Tổ Công tác của Ban Chỉ đạo T.Ư xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Đề án.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Tài chính xây dựng quy chế phối hợp triển khai dạy nghề làm nông nghiệp. Chỉ đạo Tổ Dạy nghề nông nghiệp, có trách nhiệm xác định nhu cầu số lượng và kinh phí đào tạo các nghề trong lĩnh vực nông nghiệp để tổng hợp vào kế hoạch thực hiện Đề án hàng năm và 5 năm... Tiếp tục tổ chức tốt việc thí điểm hình thức cấp thẻ học nghề nông nghiệp tại Thanh Hóa và Bến Tre, chuẩn bị tổng kết, báo cáo kết quả tại hội nghị sơ kết xây dựng mô hình điển hình toàn quốc.
Theo kế hoạch, trong tháng 10/2011, Ban Chỉ đạo T.Ư hoàn thành quy chế phối hợp dạy nghề làm nông nghiệp; tháng 11/2011 tổ chức hội nghị sơ kết xây dựng mô hình điển hình tiên tiến toàn quốc; tháng 1/2012, sơ kết hai năm thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến hết năm 2011.
Hoàng Hải
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
T.Thanh
13:44 12/12/2024(Thanh tra) - Hà Nội sẽ hạn chế hoặc cấm lưu thông với nhiều phương tiện chạy bằng xăng dầu gây ô nhiễm cao vào vùng phát thải thấp. Thí điểm trước tiên ở 2 quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.
Hải Hà
12:08 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh