Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 06/01/2014 - 21:25
(Thanh tra) - Chiều 6/1, tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu quản lý và Phát triển bền vững (MSD) phối hợp với Liên minh Hành động vì sự phát triển của các tổ chức xã hội Việt Nam (CSA Việt Nam) tổ chức Đối thoại “Sự tham gia của các tổ chức xã hội (CSOs) trong quá trình xây dựng chính sách”.
Các đại biểu tham dự đối thoại. Ảnh: Thảo Nguyên
Tại cuộc đối thoại, các đại biểu tham dự đánh giá cao và nhấn mạnh, trong giai đoạn hiện nay vai trò của các CSOs từng bước được khẳng định, nhất là trong đóng góp ý kiến vào các dự thảo luật nói riêng và các chính sách nói chung. Sự tham gia tích cực của các CSOs cùng với việc huy động các nhóm xã hội tham gia đã tạo ra những phản hồi tích cực và hiệu quả đối với các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý.
Ông Lê Trọng Vinh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Nội vụ) cho biết, các CSOs được coi là một kênh quan trọng trong việc lấy ý kiến xây dựng chính sách pháp luật; tham gia vào tuyên truyền phổ biến nhằm nâng cao ý thức pháp luật và chấp hành pháp luật cho người dân... Những đóng góp tích cực này đã được xã hội ghi nhận và các chính sách pháp luật cũng đã mở ra nhiều hướng phát triển mới cho các CSOs.
Đồng quan điểm, ông Phạm Bích San, Phó Tổng thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) cho rằng, các CSOs ngày càng đóng góp nhiều vào các hoạt động xây dựng chính sách, từng bước phát huy sự dân chủ, công khai và minh bạch trong việc xây dựng các chính sách pháp luật...
Hiến pháp sửa đổi năm 2013 trong Chương “Chế độ chính trị” Điều 9, ghi rõ “Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động” và Chương “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” Điều 28, ghi rõ “1. Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan Nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. 2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý Nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”.
Thêm vào đó, vai trò của CSOs như là một đối tác phát triển cũng đã được ghi nhận trong Văn kiện quan hệ đối tác Việt Nam tại Công văn số 1045/BKHĐT-KTĐN ngày 18/2/2013 về việc triển khai thực hiện Văn kiện Quan hệ đối tác Việt Nam.
Trước những sự thay đổi mang tính chất cơ bản để nâng cao vai trò của CSOs Việt Nam, đại diện các CSOs cũng mong muốn được đóng góp nhiều hơn trong việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội và môi trường, nhất là các chính sách phục vụ các nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương nhằm đảm bảo các chính sách này sẽ đáp ứng các quyền và sự tiếp cận công bằng các dịch vụ công cho cộng đồng, bao gồm cả các nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội.
Đối thoại nằm trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao năng lực vận động chính sách cho các tổ chức xã hội Việt Nam do Quỹ Dân chủ Liên hợp quốc tài trợ.
Trong khuôn khổ dự án, đã có 18 đối tác tại khắp 3 miền Bắc -Trung - Nam của MSD đã được nâng cao năng lực trực tiếp và hỗ trợ để thực hiện các dự án vận động chính sách nhỏ thành công tại cộng đồng trong nhiều mảng nội dung khác nhau: Giáo dục, môi trường - đất đai, người khuyết tật, trẻ em, HIV/AIDS, giới và gia đình...
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.
Nam Dũng
14:11 15/12/2024(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân