Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đà Nẵng dẫn đầu bảng xếp hạng PCI 2013

Thứ năm, 20/03/2014 - 10:29

(Thanh tra) - Các trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước đều thăng hạng trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI 2013). TP Đà Nẵng trở lại dẫn đầu trong bảng xếp hạng PCI 2013 từ vị trí thứ 12 của năm 2012; TP Hồ Chí Minh tăng 3 hạng, TP Hà Nội tăng 18 hạng.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết, các chỉ số thành phần PCI 2013 đã được điều chỉnh để phù hợp với tình hình mới: Ảnh: Thảo Nguyên

Sáng nay (20/3), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố báo cáo PCI 2013, trong khuôn khổ Dự án PCI do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ hỗ trợ (USAID).

PCI các tỉnh miền núi phía Bắc thấp nhất

Theo kết quả khảo sát từ hơn 8.000 doanh nghiệp dân doanh trên 63 tỉnh, TP của cả nước, PCI của các trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước đều tăng hạng. TP Hồ Chí Minh tăng 3 hạng, nằm trong top 10, tỉnh, TP có PCI cao nhất cả nước. TP Hà Nội tăng 18 hạng nằm trong bảng chỉ số, xếp hạng 33 từ vị trí 51 của PCI 2012. 

TP Đà Nẵng (66,45 điểm) trở lại dẫn đầu trong bảng xếp hạng PCI 2013, từ vị trí thứ 12 của năm ngoái. Đây là TP từng 3 năm liên tiếp từ 2008-2010 giữ vị trí quán quân PCI cả nước.

Khu vực Duyên hải miền Trung có hai tỉnh nằm trong nhóm xếp hạng Rất Tốt là Thừa Thiên Huế (65,56 điểm đứng thứ 2) và Quảng Nam (62,60 điểm, đứng thứ 7).

Giống như nhiều năm trước, nhiều tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục duy trì chất lượng điều hành tốt. Có đến 3 tỉnh Kiên Giang (63,55 đứng thứ 3), Đồng Tháp (63,35 điểm, đứng thứ 5) và Bến Tre (62,78 điểm, đứng thứ 6) thuộc 7 tỉnh nhóm Rất Tốt. 

Quảng Ninh lần đầu tiên vươn lên đứng trong nhóm 4 tỉnh xếp hạng PCI cao nhất với 63,51. 

Nhóm tỉnh thấp nhất PCI là các tỉnh thuộc khu vực Miền núi phía Bắc, trong đó thấp nhất là Tuyên Quang (948,98 điểm), tiếp đó đến Hòa Bình (52,15 điểm), Cao Bằng (52,30 điểm).

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nhận định, khảo sát PCI 2013 “tạo cơ hội để các doanh nghiệp có thể dễ dàng phản ánh cảm nhận của mình về môi trường kinh doanh, làm ăn tại địa phương”. Vì vậy, nhanh chóng và thực chất hơn nữa trong giải quyết các khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải chính là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh của các địa phương ở Việt Nam.

Chỉ 6,4% doanh nghiệp trong nước tăng quy mô đầu tư 

Nền kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi. Chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh, TP ở Việt Nam thời gian qua có xu hướng chuyển biến tích cực. Chỉ số PCI gốc (hệ thống các chỉ số so sánh cố định từ 2006) có xu hướng tăng dần và năm 2013 đạt giá trị cao nhất trong các năm với 47 điểm. Các đại biểu tham dự lễ công bố CPI 2013. Ảnh: Thảo Nguyên

Tuy nhiên báo cáo PCI cho thấy, doanh nghiệp tư nhân đang gặp nhiều khó khăn và vẫn đang rất vất vả để duy trì hoạt động. Năm 2013, chỉ vỏn vẹn 6,4% doanh nghiệp trong nước tăng quy mô đầu tư; 6,2% doanh nghiệp tăng quy mô lao động. 

Các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự lạc quan khi chỉ có 32,5% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết có ý định tăng quy mô kinh doanh trong vòng 2 năm tới.     

Kết quả điều tra 1.609 doanh nghiệp FDI trong PCI 2013 cũng cho thấy, Việt Nam được đánh giá tích cực hơn so với các quốc cạnh tranh về sự ổn định của chính sách, vai trò tương đối lớn của doanh nghiệp trong hoạch định chính sách, rủi ro thu hồi tài sản thấp và các mức thuế khá hợp lý.

Các doanh nghiệp FDI nhận định Việt Nam kém hơn các quốc gia cạnh tranh của mình về chi phí không chính thức; gánh nặng của quy định; chất lượng dịch vụ hành chính công và chất lượng cơ sở hạ tầng.

Báo cáo PCI 2013 còn chỉ ra rằng, một chính sách thuế ổn định hơn, dự đoán trước được sẽ giúp giảm bớt hoạt động chuyển giá để trốn thuế của các doanh nghiệp FDI đang hoạt động ở Việt Nam.

“Giá trị thực của PCI không nằm ở bản thân bảng xếp hạng, mà chính ở động lực mà bảng xếp hạng tạo ra cho những cuộc đối thoại công tư thiết thực để thúc đẩy cải cách và tạo ra sự thay đổi có ý nghĩa, như cải thiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, cắt giảm giấy phép", ông David Shear, Đại sứ Hoa Kỳ nhận xét.

Thông điệp chính sách báo cáo năm nay là các cơ quan Nhà nước Việt Nam cần tăng cường tham vấn doanh nghiệp, công khai phản hồi những đề xuất, góp ý của doanh nghiệp, điều này sẽ ảnh hưởng quan trọng đến mức độ thực hiện pháp luật nghiêm chỉnh của các doanh nghiệp.

Chỉ số PCI là bộ chỉ số đánh giá chất lượng điều hành kinh tế và mức độ tạo thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh dành cho các doanh nghiệp của các tỉnh, TP ở Việt Nam.

PCI bao gồm nhiều chỉ số thành phần như chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất, tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, tính năng động của chính quyền địa phương môi trường cạnh tranh bình đẳng, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động và thiết chế pháp lý. PCI do một nhóm chuyên gia trong và ngoài nước của VCCI thực hiện với sự hỗ trợ của USAID. 

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.

Nam Dũng

14:11 15/12/2024
Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm