Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chuyển biến từ ý thức đến hành động

Thứ tư, 15/04/2015 - 06:31

(Thanh tra)- Sau mấy ngày chính thức áp dụng quy định xử phạt đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm (MBH) cho trẻ em khi đi xe gắn máy, xe đạp điện, lực lượng chức năng ghi nhận, đa số phụ huynh đã chấp hành tốt cho con em.

Dù trời mưa nhưng đa phần phụ huynh chấp hành tốt việc đội MBH cho con. Ảnh: Hữu Oanh

Đa phần phụ huynh chấp hành tốt

Theo ghi nhận của chúng tôi, tại các cổng trường học tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn các quận Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, việc chấp hành đội MBH cho bản thân và đội MBH cho con em của hầu hết phụ huynh đều được thực hiện nghiêm túc.

Ông Nguyễn Nam Thắng, một phụ huynh tại quận Thanh Xuân chia sẻ, trước khi quy định bắt buộc đội MBH cho trẻ em trên 6 tuổi có hiệu lực từ 10/4 thì bản thân tôi cũng đã trang bị MBH cho các con khi đưa đón đi học. Tôi thấy phải nghiêm túc chấp hành vì đây là hành vi bảo vệ cho con em khỏi những rủi ro nếu chẳng may gặp tai nạn, va chạm giao thông…

Trước cổng Trường THCS Lương Thế Vinh và THCS Khương Đình (đường Khương Hạ, quận Thanh Xuân), các biểu ngữ, băng rôn tuyên truyền đội MBH ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu đã nhắc nhở thêm ý thức của phụ huynh như: "Đội mũ cho con, trọn tình cha mẹ"; "Nhớ lời thầy, cô đội MBH khi đi xe gắn máy, xe đạp điện".

Nhiều khẩu hiệu tuyên truyền dễ nhớ trước cổng trường về đội MBH. Ảnh: Hữu Oanh

Ngay trong buổi chiều ngày đầu tiên thực hiện quy định, mặc dù trời mưa nhưng hầu hết phụ huynh học sinh vẫn chấp hành tốt đội MBH cho con khi tan trường. Cảnh tượng các em học sinh mặc đồng phục nghiêm túc đội MBH khi tham gia giao thông xuất hiện ngày một nhiều hơn trên đường.

Tuy vậy, khảo sát dọc các tuyến đường Nguyễn Trãi, Trường Chinh vẫn còn một bộ phận học sinh mặc đồng phục các trường học tham gia giao thông nhưng không đội MBH. Cá biệt còn có các nhóm học sinh nam, học sinh nữ đi cùng nhau thành tốp 2, 3, 4 xe đều đồng loạt vi phạm, thậm chí còn cười đùa trên đường, đuổi nhau... gây nguy cơ mất an toàn giao thông...

Theo thống kê của Cục Cảnh sát Giao thông, trong ngày đầu tiên ra quân về xử lý hành vi không đội MBH cho trẻ em khi đi xe gắn máy, xe đạp điện, đã có 1.280 trường hợp bị lập biên bản, 1.210 trường hợp bị xử phạt và 1.390 trường hợp bị nhắc nhở. Trong đó, đại đa số phụ huynh học sinh đã ý thức trang bị và đội MBH cho cho em khi đến trường. Chỉ còn lại số ít học sinh, sinh viên tự điều kiển xe đạp điện là còn vi phạm.

Lấy tuyên truyền, giáo dục làm chính

Tiếp cận thực tế tại Trường THPT Lương Thế Vinh (đường Vũ Tông Phan, quận Thanh Xuân), mặc dù không hẳn tất cả học sinh trong trường đều thực hiện tốt, thế nhưng việc triển khai tuyên tuyền đội MBH đối với phương tiện xe có động cơ được thực hiện khá tốt từ khâu kiểm tra của các đội thanh niên xung kích của trường trước khi vào cổng trường.

Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) thực hiện tuyên truyền giáo dục về đội MBH qua tin nhắn đến hộp thư điện tử của phụ huynh. Ảnh: Hữu Oanh

Ông Nguyễn Trung Dũng - Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh cho biết, nhà trường đã tập trung giáo dục học sinh yêu cầu bắt buộc đội MBH ngay từ đầu tháng 4 chứ không đợi đến 10/4. Vì thế, hầu hết đi các phương tiện có động cơ đều đã chấp hành đội MBH. Trường hợp nào không thực hiện chúng tôi sẽ tiếp tục giáo dục và yêu cầu phải thực hiện nghiêm pháp luật về ATGT.

"Nhà trường cũng đã nhắn tin cho toàn bộ phụ huynh học sinh về kế hoạch thực hiện đội MBH qua sổ liên lạc điện tử bằng hình thức tin nhắn trên điện thoại cách đây 1 tuần… Từ ngày 10/4, những học sinh nếu vi phạm đều bị nhắc nhở và tiếp tục thông báo cho phụ huynh. Nếu vi phạm nhiều lần và bị công an gửi hình ảnh, biên bản vi phạm về nhà trường thì tùy mức độ sẽ bị xem xét các hình thức kỷ luật, trong đó có cả hình thức hạ bậc hạnh kiểm. Mục đích chính vẫn là giáo dục và tuyên truyền để dần tạo một thói quen, ý thức chấp hành tốt pháp luật về ATGT" - ông Dũng chia sẻ...

Vẫn còn số ít học sinh vi phạm. Ảnh: Hữu Oanh

Trước đó, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gửi văn bản yêu cầu phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã; các đơn vị trường học trực thuộc yêu cầu tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm quy định của pháp luật về đội MBH cho học sinh. Theo đó, các đơn vị này phải chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và công an trên địa bàn tuyên truyền, nhắc nhở, xử lý, vi phạm; cập nhật thông tin danh sách học sinh vi phạm pháp luật đảm bảo trật tự GD&ĐT xử lý và báo cáo về Sở GD&ĐT theo quy định. Sau ngày 10/4/2015, nếu đơn vị nào còn để hiện tượng học sinh không đội MBH tham gia giao thông thì thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Sở GD&ĐT.

Theo Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, mỗi năm, trung bình cả nước có trên 9.000 người chết về tai nạn giao thông, trong đó khoảng 1/3 trẻ em. Tai nạn giao thông là nguyên nhân thứ hai dẫn tới tử vong và là nguyên nhân hàng đầu gây thương tích cho trẻ em.

Hữu Oanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.

Nam Dũng

14:11 15/12/2024
Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm