Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 06/06/2015 - 12:04
Trời nắng nóng, hàng trăm hộ dân ở khu biệt thự Mỹ Đình - Sông Đà và khu chung cư cao cấp The Manor sống trong tình trạng khan hiếm nước sạch. Nhiều gia đình phải cho con nhỏ đi sơ tán hoặc hạn chế tắm giặt.
Chiều 5/6, cả chục xe nước sạch ra vào khu đô thị Mỹ Đình - Sông Đà và chung cư The Manor (Nam Từ Liêm, Hà Nội). Được tiếp nước, nhiều người dân bày tỏ vui mừng, nhưng cũng lo lắng tình trạng thiếu nước có thể tái diễn thời gian tới.
Chị Mai Hương, cư dân của tòa nhà The Manor cho biết, việc thiếu nước đã diễn ra cả tháng, nghiêm trọng nhất là một tuần nay. “Có ngày đi làm về không còn một giọt nước, vệ sinh không dám đi, cả nhà phải đi ra ngoài ăn uống, thậm chí phải ngủ ở khách sạn”, chị Hương chia sẻ.
Tương tự nhà chị Hương, nhiều gia đình tại khu chung cư cao cấp phải cho con nhỏ đi tắm giặt nhờ nhà người thân. “Mùa nóng thế này, ăn còn có thể nhịn, chứ uống và tắm giặt thì không thể. Người lớn còn khó chịu, huống chi trẻ con”, chị Nguyễn Lan nói.
Theo người phụ nữ này, việc mất nước năm nào cũng được cảnh báo nhưng năm nay quá trầm trọng. Cư dân đã báo cáo đơn vị quản lý, cung cấp nước nhiều lần và đều được giải thích là do áp lực nước giảm. "Hè nào áp lực nước cũng giảm, tại sao không có giải pháp từ trước”, chị Lan đặt câu hỏi.
Không riêng chung cư The Manor, cả dãy biệt thự liền kề, biệt thự cao cấp trong khu đô thị Mỹ Đình - Sông Đà thuộc tổ dân phố TT1 đến TT4 cũng khan hiếm nước sạch.
Chỉ vào chiếc máy bơm công suất lớn mới mua, ông Khánh nhà ở khu TT1 cho hay, cả tháng nay ngày nào ông cũng phải canh nước bởi bể tích trữ đã cạn. Có đêm đang ngủ, nghe tiếng róc rách là ông nhanh chóng cho máy bơm hút, nhưng cũng chỉ đươc một lúc thì hết.
"Khoảng một tuần nay thì không còn bơm hút được nữa, tôi phải mua một xe téc với giá hơn một triệu đồng và chỉ dùng được vài ngày”, ông Khánh cho hay.
Trao đổi với PV, đại diện Công ty Sudico, đơn vị cung cấp dịch vụ cho khu đô thị Mỹ Đình - Sông Đà, cho rằng không phải mất nước mà lượng nước cung cấp không được mạnh như trước, cộng với mùa nóng bức nhu cầu của người dân tăng cao.
"Chúng tôi đã trao đổi với đơn vị cấp nước là Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và kinh doanh nước sạch Sông Đà (Viwaco), họ giải thích việc bơm nước vẫn diễn ra bình thường. Những hộ thiếu nước do ở cuối nguồn nên nước không đủ mạnh để chảy tới", vị này cho biết.
Cũng khẳng định do thời tiết nóng bức, áp lực nước giảm và nhu cầu sử dụng của người dân tăng cao khoảng 10%, tuy nhiên ông Nguyễn Anh Việt, Giám đốc Viwaco cho rằng việc mất nước ở tòa nhà The Manor những ngày qua là do đơn vị cung cấp dịch vụ Sudico tự cắt.
Lý do của việc cắt nước được ông Việt lý giải là ban quản lý của tòa nhà The Manor (nhà đầu tư thứ cấp) khi thiếu nước đã không thông qua Sudico mà làm việc trực tiếp với Viwaco. “Đến nay chúng tôi đã đạt được thỏa thuận và ngày mai sẽ bắt đầu lắp tuyến ống, họng nước thứ hai để hai ngày tới cấp nước trở lại cho cư dân tòa nhà The Manor”, ông Việt nhấn mạnh.
Về giải pháp lâu dài để khắc phục việc thiếu nước, theo ông Việt vấn đề mấu chốt là đơn vị vận hành và trực tiếp cung cấp dịch vụ Sudico phải bỏ tiền đầu tư xây dựng bể, hoặc một họng nước mới, chi phí gần 500 triệu đồng nhằm dự trữ nước. Sau nhiều lần Viwaco đề nghị, đơn vị này vẫn chưa làm.
Để giải quyết tình trạng thiếu nước cục bộ hiện nay ở Hà Nội, theo ông Việt Anh chỉ có một giải pháp là thành phố cho phép đầu tư thêm các dự án cấp nước mới, không chỉ lấy nước từ Sông Đà mà phải từ nhiều nguồn. Vì hiện nay với tốc độ đô thị hóa cao, dân số tăng nhanh, nếu không đầu tư sớm việc thiếu nước trong mùa hè vẫn sẽ diễn ra.
Theo Phương Sơn/VnExpress.net
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.
Nam Dũng
14:11 15/12/2024(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân