Theo dõi Báo Thanh tra trên
Mỹ Anh
Thứ bảy, 30/10/2021 - 11:04
(Thanh tra) - Cao Bằng là tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới, thuộc phía Đông Bắc của Tổ quốc; phía Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, với đường biên giới dài trên 333 km; phía Tây giáp với tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang; phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và phía Đông Nam giáp tỉnh Lạng Sơn.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh 6.724,6 km2, bằng 2,12% diện tích tự nhiên toàn quốc; đất nông nghiệp chiếm hơn 9%; đất lâm nghiệp, núi đá, sông suối chiếm hơn 90%; có 09 huyện và 01 thành phố (có 7 huyện biên giới) với 161 xã, phường, thị trấn (trong đó có 29 xã thuộc khu vực I, 06 xã khu vực II, 126 xã thuộc khu vực III).
Dân số toàn tỉnh Cao Bằng tính đến thời điểm ngày 01/4/2019 là 530.341 người, với nhiều dân tộc cùng sinh sống, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 94,87%, trong đó: Tày 40,83%, Nùng 29,81%, Mông 11,65%, Dao 10,36%, Kinh 5,12%, Sán Chỉ 1,49%, Lô Lô 0,54%, Hoa 0,03%, dân tộc khác 0,2% (trong đó có dân tộc Thái chiếm 0,041% dân số toàn tỉnh).
Theo báo cáo kết quả khảo sát đánh giá thực trạng sử dụng tiếng nói, chữ viết các DTTS (Tày, Thái, Dao) trên địa bàn tỉnh Cao Bằng do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trung Thảo ký, trong những năm qua, việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tỉnh Cao Bằng luôn được duy trì và phát triển, đặc biệt là tiếng nói, chữ viết của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Mỗi dân tộc có tiếng nói riêng, trong đó một số dân tộc còn có chữ viết riêng và đang ngày một giàu thêm về số từ vựng, tinh tế hơn, chính xác hơn về sức diễn đạt, truyền cảm.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã hình thành, duy trì một số ngôn ngữ, chữ viết DTTS như: Tày, Nùng, Mông, Dao… đặc biệt ngôn ngữ, chữ viết dân tộc Tày, dân tộc Mông được cấp ủy, chính quyền quan tâm, chỉ đạo các ngành cụ thể hóa, thực hiện phù hợp với thực tế của địa phương như: Rà soát nhu cầu học tiếng dân tộc tại các cơ sở giáo dục, nhu cầu bồi dưỡng giáo viên dạy học tiếng DTTS và dự báo nhu cầu học tiếng DTTS ở các cấp học phổ thông; rà soát và tổ chức dạy tiếng dân tộc Tày, dân tộc Mông cho cán bộ, công chức đang công tác trên địa bàn tỉnh theo Luật Di sản văn hóa năm 2001, Luật Giáo dục, Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ.
Nhận thức sâu sắc “tiếng nói, chữ viết là hồn cốt của một tộc người. Mất tiếng mẹ đẻ cũng tương tự với nguy cơ mất đi hồn cốt, bản sắc văn hóa của tộc người đó” nên công tác bảo tồn tiếng nói, chữ viết của các DTTS trên địa bàn tỉnh được cấp ủy, chính quyền các cấp chú trọng, quan tâm.
Về tiếng nói (có 6 di sản): Hầu hết đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh đều bảo tồn tốt tiếng nói của dân tộc mình và thường xuyên sử dụng làm ngôn ngữ giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài tiếng mẹ đẻ, các dân tộc: Mông, Dao, Lô Lô, Sán Chỉ còn dùng tiếng Tày làm ngôn ngữ chung để trao đổi với nhau. Các em nhỏ ở độ tuổi đến trường giao tiếp bằng tiếng phổ thông (tiếng Việt), ở nhà các thành viên trong gia đình giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ. Riêng hai dân tộc Tày, Nùng ở huyện Hòa An và khu vực thành phố Cao Bằng, thế hệ trẻ hầu như ít người biết nói tiếng mẹ đẻ, những người biết cũng ít sử dụng tiếng nói của dân tộc mình trong giao tiếp.
Về chữ viết (có 02 di sản): Chữ Nôm Tày và chữ Hán Dao, hiện nay dân tộc Tày không còn duy trì chữ viết riêng, chỉ còn một phần nhỏ trong hệ thống sách cúng, sách Then, sách của thầy cúng và một số người hành nghề thầy cúng vẫn lưu giữ một số sách chữ Hán và sử dụng chữ Hán. Người Dao dùng chữ Hán nhưng phát âm theo tiếng Dao; các thầy cúng đều sử dụng sách chữ Hán để làm phương tiện hành nghề trong các nghi lễ.
Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh có nhu cầu cao trong việc tham gia bồi dưỡng tiếng DTTS, do đó khi mở các lớp bồi dưỡng tiếng DTTS đã thu hút đông đảo cán bộ, công chức, viên chức tham gia học tập.
Công tác dạy tiếng DTTS, đặc biệt là tiếng nói, chữ viết của dân tộc Tày được giao cho các cơ sở đào tạo của tỉnh, với đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với công tác giảng dạy.
Từ năm 2013 - 2020, tỉnh Cao Bằng đã tổ chức bồi dưỡng tiếng Tày cho cán bộ, công chức, viên chức được 78 lớp với 5.284 lượt người tham gia. Ngoài ra, bằng các nguồn xã hội hóa, tại các huyện đã mở các lớp hát then, đàn tính (tiếng Tày) hoặc thông qua các câu lạc bộ để truyền dạy cho con em các dân tộc trong huyện, nhằm bồi dưỡng, phát huy, gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Dân tộc Tày cư trú ở tất cả các huyện trong tỉnh, chiếm 40,84% dân số toàn tỉnh (trên 216.500 người), tập trung chủ yếu ở các huyện miền Đông của tỉnh như: Trùng Khánh, Hoà An, Hạ Lang, Thạch An. Dân tộc Tày có truyền thống văn hoá lâu đời, có chữ viết riêng, ngôn ngữ của dân tộc Tày là tiếng Tày.
Dân tộc Dao chiếm 10,36% dân số toàn tỉnh (khoảng trên 54.900 người), có hai nhóm Dao đỏ và Dao Tiền. Địa bàn cư trú tập trung tại các huyện: Bảo Lâm, Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An.
Dân tộc Thái chiếm 0,041% dân số toàn tỉnh (khoảng trên 200 người), cư trú ở tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh, có tiếng nói, chữ viết như dân tộc Tày.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ đầu năm 2021 đến nay, huyện Mường Ảng (Điện Biên) phát huy hiệu quả nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giúp diện mạo các địa bàn còn nhiều khó khăn đổi thay, tạo sinh kế, việc làm… giúp cải thiện đời sống Nhân dân, đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm còn 22,13%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 18,04%.
Trần Trung
11:43 22/11/2024(Thanh tra) - Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Các tác phẩm tham dự Giải được đăng trong thời gian từ ngày 1/5/2023 đến ngày 30/5/2025 trên các loại hình báo in và báo điện tử của các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương; thời hạn nhận bài từ ngày 24/11/2024 đến hết ngày 10/6/2025.
Thái Hải
11:24 22/11/2024Ngọc Phó
10:36 22/11/2024Kim Thành
21:13 21/11/2024Hoàng Nam
16:03 21/11/2024Hương Giang
Trần Trung
Thái Hải
Hương Giang
Ngọc Phó
Hương Giang
Lê Hữu Chính
Thanh Lương
Thái Hải
Thái Hải
LA