Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cảnh sát giao thông trắng đêm, căng mình trực Tết

Thứ năm, 30/01/2014 - 20:33

Những vòng quay cuối cùng của chiếc kim đồng hồ chầm chậm kêu tích tắc, tiếng mọi người đếm ngược thời gian cũng là lúc báo hiệu Giao Thừa đã đến.

NJhững chiến sỹ cảnh sát giao thông vẫn trực trong dịp Tết để đảm bảo an toàn giao thông cho nhân dân. (Ảnh: TTXVN)

Giữa thời khắc mọi nhà quây quần sum họp, hạnh phúc thiêng liêng với bao ước nguyện bước sang năm mới Giáp Ngọ 2014, những chiến sỹ Cảnh sát giao thông vẫn phải trắng đêm, căng mình với 100% nhiệt huyết và trách nhiệm để hướng dẫn, phân luồng đảm bảo an toàn, trật tự an toàn giao thông cho người dân trên mỗi tuyến đường.

Gác Tết đi “canh” đường

Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp Tết đến Xuân về, mỗi người đều gửi gắm hy vọng về sự tốt lành, may mắn, sung túc. Trong khi đó, lực lượng Cảnh sát giao thông chỉ có một mong ước hết sức giản dị là không ai bị mất Tết vì tai nạn giao thông.

Tuy nhiên, để những điều này trở thành hiện thực, trước mỗi dịp Tết, các cán bộ chiến sỹ luôn phải có phương án sẵn sàng đối phó với các tình huống xấu nhất.

Vốn hơn 20 năm trong ngành công an, Trung tá Trần Quang Vinh, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông số 2 (Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt Công an thành phố Hà Nội) luôn ăn Tết cùng đồng chí, đồng đội tại cơ quan, chưa năm nào có trọn một cái Tết cho gia đình.

Rót chén nước chè, anh Vinh bồi hồi kể về những lần đón Tết ngoài đường, trước những ngày Tết, Giám đốc công an Thành phố và lãnh đạo phòng Cảnh sát giao thông đều có kế hoạch bố trí tăng cường trên tất cả các tuyến đường, đặc biệt trong khu vực nội thành để điều tiết giao thông, hạn chế đến mức thấp nhất ùn tắc có thể xảy ra.

Đặc biệt trong nhiều năm qua, Hà Nội thường xuyên tổ chức bắn pháo hoa đón Giao Thừa. Thời điểm này, dòng người đổ về các điểm bắn pháo hoa của thành phố có thể lên tới hàng triệu người.

Theo vị Đội trưởng Đội 2 này, những cán bộ, chiến sỹ ứng trực ngay gần điểm bắn pháo hoa nhưng ánh mắt của họ không thể theo dõi những chùm pháo hoa đang rực sáng kia mà phải tập trung vào những tốp người có nguy cơ lạng lách, đánh võng do quá khích.

“Trực đêm Giao Thừa ở ngoài đường bao giờ cũng có sự nhớ nhung, khao khát được trở về sum họp cùng gia đình. Công an thì cũng là con người. Dù khi chọn nghề này, tôi đã xác định phần nào những gì phải đối mặt, nhưng những giờ phút đó, chúng tôi cũng không khỏi xao xuyến và động lòng, không biết người thân mình đang đón Tết ra sao. Nhưng vì nhiệm vụ bảo vệ Tết là rất quan trọng, Cảnh sát giao thông luôn xem chuyện đón Giao Thừa trên các tuyến đường là trách nhiệm và cũng là vinh dự của lực lượng,” Thiếu tá Vinh cho hay.

Chỉ ăn Tết ở nhà được một lần trong 28 năm tuổi nghề, Trung tá Nguyễn Mạnh Dầu, Đội phó Đội Cảnh sát giao thông số 14 (Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt Công an thành phố Hà Nội) đã coi những ngày trước và trong đầu năm mới luôn là nhiệm vụ  quan trọng mà thành phố giao phó.

Trong hồi ức của Trung tá Dầu, thời khắc thiêng liêng của năm mới cũng không thiếu những câu chuyện vui buồn về nghề nghiệp đã theo.

Giọng nói trầm ngâm, Trung tá Dầu kể, thông thường, ngày Tết người điều khiển giao thông hay sử dụng rất nhiều rượu bia. Thậm chí, có trường hợp khi lực lượng cho dừng xe kiểm tra giấy tờ, người vi phạm còn say đến nỗi không thể dựng nổi xe.

“Có anh vẫn còn tưởng đang ngồi bàn nhậu và Cảnh sát giao thông là ‘cạ rượu’. Họ còn hào hứng rủ cả chúng tôi đi tăng hai. Những trường hợp này, lực lượng không còn cách nào khác là mời họ về đón Giao Thừa tại đồn," Trung tá Dầu cho biết.

Ấn tượng nhất với Trung tá Dầu chính là câu chuyện mẹ lạc con vào đêm 30. Ấy là vào năm 2008, trong một lần chốt tại điểm giao thông quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm, đứa bé 6 tuổi do mải nô đùa đã lạc mất mẹ, ánh mắt ngơ ngác dõi tìm người thân.

Gặng hỏi mãi, cháu mới bình tĩnh nói tên cha mẹ. Thế rồi, Trung tá Dầu bèn mượn chiếc loa của công an phường để thông báo gia đình có trẻ bị lạc. Lát sau, gia đình đã được đoàn tụ.

“Hình ảnh hốt hoảng khóc lóc của người mẹ bị lạc con và niềm vui vỡ òa khi tìm được con đều là những câu chuyện ấm áp giữa đêm Giao Thừa xa nhà của các chiến sỹ,” Trung tá Dầu nói.

Hậu phương vững chắc

Vốn thành thông lệ, các chiến sỹ Cảnh sát giao thông bao giờ cũng tổ chức ăn Tết sớm từ ngày 28 tại đơn vị. Tất cả vợ con, gia đình các chiến sỹ đều được mời đến để động viên đồng thời xem cơ ngơi ăn nghỉ của cán bộ chiến sỹ.

Xác định đơn vị là ngôi nhà thứ 2, lực lượng Cảnh sát giao thông luôn nhận được sự cảm thông, sẻ chia khó khăn và cũng tự hào về nghiệp theo từ chính những người thân trong gia đình.

“Vợ của Công an luôn là người chủ trong gia đình, phải chăm lo vẹn toàn, sắm sửa mọi công việc để chồng yên tâm công tác,” Thiếu tá Vinh chia sẻ.

Nói về hạnh phúc gia đình, Thiếu tá Vinh ngậm ngùi bảo, những đêm ngày thường đi trực, đôi lúc, đứa con nhỏ 7 tuổi luôn miệng hỏi bố sao không ở nhà buổi tối. Những ngày Tết, anh lại vắng bóng có khi đến cả mấy ngày nên mỗi lần điện về nhà, vợ luôn bảo con nhắc bố hoài. Cứ nghĩ đến chuyện đó, anh lại thấy lòng nghẹn lại.

“Dù mẹ có nói bố đi làm nhiệm vụ bảo vệ bình yên cho mọi người, đứa bé vẫn không tin. Chỉ đến khi cháu thấy tôi trên tivi đang trực chiến trong đêm làm nhiệm vụ thì mới thôi không hỏi nữa. Nó còn bảo rất tự hào về nghề bố làm,” Thiếu tá Vinh cười bẽn lẽn.

Trung tá Nguyễn Đức Thịnh, Đội tuyên truyền, Phòng Cảnh sát giao thông Công an Hà Nội cho biết, hầu như năm nào cũng nghe được những câu chuyện của các đồng chí trẻ mới lập gia đình hay có con nhỏ kể về sự thiệt thòi ngày Tết của người thân họ. Nhưng, Tết của lực lượng công an, nhất là Cảnh sát giao thông là vậy. Ai yêu và lấy họ mới có thể hiểu hết nỗi niềm đó.

“Niềm vui của chúng tôi là khi tất cả đều được hưởng trọn vẹn sự sum vầy bên gia đình trong an lành,” Trung tá Thịnh bày tỏ quan điểm.

Những dòng người hối hả rời trung tâm thành phố cũng là lúc đã 1-2 giờ sáng. Những chùm pháo hoa rực sáng báo hiệu những ngày đầu tiên của Năm mới đã bắt đầu. Đối với các anh - những chiến sĩ cảnh sát giao thông, thức trắng đêm Giao Thừa vì nhiệm vụ không còn là điều gì quá đặc biệt, mà nó đã trở thành lẽ tự nhiên, cũng như cách mà các anh luôn coi việc bảo vệ bình yên cho nhân dân là nhiệm vụ lớn nhất của mình.

 (VIETNAM+)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.

Nam Dũng

14:11 15/12/2024
Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm