Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần giải pháp đột phá cải thiện lương giáo viên

Thứ ba, 14/11/2017 - 10:47

(Thanh tra)- Lương thấp, không đảm bảo mức sống là chia sẻ của tất cả giáo viên (GV) khi được hỏi về mức lương của mình. Thực tế, đã từng có GV viết đơn xin ra khỏi ngành sau 10 năm gắn bó vì đồng lương không đủ sống, rồi trường hợp cô giáo ở Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) 37 năm cống hiến khi về hưu nhận mức lương 1,3 triệu đồng/tháng... Những nhân vật "sống" ấy đã gióng lên hồi chuông cần thay đổi chính sách đãi ngộ với GV.

Áp lực với giáo viên đến từ rất nhiều phía, nhưng thu nhập lại chưa tương xứng. Ảnh: HH

Lương cơ bản không đủ sống

Chia sẻ với PV Báo Thanh tra, cô Nguyễn Thị Phượng - GV Trường Mầm non Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ (Hà Nội) tâm sự: "Vào nghề năm 2007, tháng lương đầu tiên nhận được chỉ vẻn vẹn 230 nghìn đồng. Cầm đồng lương ít ỏi trên tay mà ứa nước mắt. Sống ở vùng nông thôn với số tiền ấy cũng không đủ để trang trải cuộc sống, nhưng với tình yêu nghề mến trẻ, tôi quyết tâm bám trụ".

“Một năm sau, tôi ký hợp đồng trực tiếp với huyện mức lương 450 nghìn đồng/tháng. Năm 2009, may mắn được chuyển về trường mầm non công lập, lương của tôi tăng lên 950 nghìn đồng/tháng. Với số tiền đó, tôi phải "xoay" đủ nghề để trang trải cuộc sống”, cô Phượng trải lòng.

Cô Phượng kể: “Ở Trường Mầm non Thọ Lộc, có trường hợp cô Phó Hiệu trưởng cả đời cống hiến (34 năm trong nghề), nhưng khi nghỉ hưu cũng chỉ nhận được hơn 2 triệu đồng/tháng. Thực sự rất buồn, nhưng chế độ như vậy cũng đành phải chấp nhận”.

Ngay giữa trung tâm Thủ đô, thầy giáo Nguyễn Cao Cường - GV Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa) cho biết: Với mức lương hiện nay, GV ở thành phố rất khó để trang trải cuộc sống. Một người công nhân cũng có mức lương tới 4,7 - 5 triệu đồng/tháng, nhưng GV nhất là GV mới ra trường lương tháng chỉ hơn 2 triệu đồng. Ở Thủ đô lương “ba cọc ba đồng” như thế thực sự rất khó khăn.

Là trụ cột trong gia đình, thầy Cường cho biết phải cố gắng "chạy" khắp nơi để tăng thêm thu nhập. “Tôi tham gia dạy học trực tuyến 2 năm nay rồi. Không chỉ tôi, nhiều bạn bè làm GV ở khắp nơi cũng phải xoay việc này việc kia. Tôi đọc 1 bài báo về thay đổi của chương trình giáo dục tổng thể, trong đó có nói đến mức lương của GV thời gian tới cũng được nâng lên thấp nhất là 7 triệu đồng/tháng. Chỉ biết hi vọng điều đó sẽ trở thành hiện thực”, thầy Cường bộc bạch.

Là GV Trường THPT Thạch Thành 4, đồng thời là Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, bà Bùi Thị Thủy chia sẻ: Áp lực với GV đến từ rất nhiều phía, nhưng thu nhập lại chưa tương xứng, đã có trường hợp GV viết đơn xin ra khỏi ngành trong khi đã có gần 10 năm cống hiến cho nghề. Đó là việc chúng ta cần suy nghĩ.

Chính sách có nhiều bất cập

Câu chuyện tiền lương cho GV không còn là vấn đề mới, đã kéo dài hàng chục năm nay, nhưng vẫn chưa tìm được lời giải…

GS Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, việc đầu tiên cần làm là tìm giải pháp đột phá để cải thiện đời sống cho GV. "Trong bối cảnh hiện tại, thay vì đầu tư rất nhiều về cơ sở vật chất, chúng ta cần cắt giảm và dành phần nguồn lực tài chính để đầu tư, ưu tiên chế độ đãi ngộ cho giáo viên", GS Báo kiến nghị.

Chia sẻ băn khoăn với GV, bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nói: "Chính sách về nghề giáo đang có nhiều bất cập từ phụ cấp, tiền lương, đào tạo bồi dưỡng, đến tuyển dụng… có đến 168 văn bản liên quan đến chế độ, chính sách cho nhà giáo. Nhưng trong cái nhiều, cái rộng đấy là rất thiếu, lạc hậu, không đồng bộ nên nhiều chính sách ban hành trên văn bản nhưng không đi vào được thực tế cuộc sống".

“Nếu cơ chế chính sách không thay đổi thì không chỉ là bài toán sinh viên không chọn nghề giáo mà chúng ta sẽ phải đối mặt với việc những nhà giáo sẽ rút ra khỏi ngành. Đó sẽ là một áp lực rất lớn cho ngành Sư phạm”, bà Hoa nhấn mạnh.

Ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo chia sẻ: Vấn đề thu nhập và lương của GV, các nhà quản lý không phải là không biết. Với vai trò quản lý, chúng tôi đã rất kiên trì và có những đề xuất để đẩy mạnh về chính sách cải cách tiền lương và thu nhập cho đội ngũ nhà giáo, nhưng ngành Giáo dục có những cái không tự quyết được.

“Trong quá trình sửa Luật Giáo dục, ngành Giáo dục cũng đang gấp rút cùng với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện, trong đó, chúng tôi cũng đã đề xuất đưa chính sách cải cách tiền lương vào dự thảo. Tới đây, nếu có điều kiện để xây dựng được Luật Nhà giáo thì những việc này sẽ được mạch lạc hơn, bài bản hơn”, ông Minh nói.

Hải Hà

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ấn tượng chương trình ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Hà Nội

Ấn tượng chương trình ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Hà Nội

(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Thủ đô năm 2023, với sự tham gia của gần 3.000 người cao tuổi đến từ khắp các quận, huyện Hà Nội. Chương trình do Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Sức khỏe ngoài trời người trung cao tuổi Hà Nội tổ chức, với sự đồng hành của Vinamilk và nhãn hàng sữa Sure Prevent Gold. Đây là sân chơi giúp người cao tuổi rèn luyện sức khỏe, khuyến khích phong trào tập luyện thể dục - thể thao trong cộng đồng.

Vân Trang

14:15 13/12/2024
Cơ sở Cai nghiện ma túy tỉnh Nam Định:  Nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ

Cơ sở Cai nghiện ma túy tỉnh Nam Định: Nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ

(Thanh tra) - Cơ sở Cai nghiện ma túy tỉnh Nam Định là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nam Định. Đơn vị đã thực hiện tốt việc tổ chức quản lý, chữa trị, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách, tạo việc làm, lao động trị liệu cho người nghiện ma túy.

Đức Tài

11:04 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm