Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Báo chí là đối tượng bị tấn công nhiều nhất trong môi trường số

Thứ sáu, 20/04/2018 - 09:02

(Thanh tra) - Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “An toàn số cho nhà báo” được Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Phát triển (RED) - thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức chiều 19/4.

Nhà báo gặp nhiều nguy cơ mất an toàn số khi tham gia mạng xã hội. Ảnh: TTH

Theo thống kê thường niên 2017 của Kaspersky Lab, Việt Nam đứng đầu trong danh sách có nguy cơ bị lây nhiễm mã độc cục bộ, đứng thứ 3 trong danh sách các quốc gia bị tấn công vào lỗ hổng mật mã hóa, đứng thứ 6 trong danh sách các quốc gia có nguy cơ bị lây nhiễm mã độc trực tuyến. 

Nói về các nguy cơ tác động tới nhà báo từ môi trường số, nhà báo Nguyễn Bá - Phó Tổng Biên tập Báo điện tử Infonet nhấn mạnh, các nhà báo, phóng viên gặp rất nhiều nguy cơ mất an toàn số khi tham gia các hoạt động trên mạng xã hội (chủ yếu là Facebook).

Minh chứng cho nguy cơ mất an toàn khi tham gia các hoạt động trên mạng xã hội, nhà báo Hoàng Thiên Nga (Báo Tiền Phong) đã chia sẻ những câu chuyện thực tế của bản thân khi tài khoản Facebook bị tấn công, giả mạo rất nhiều lần, gây ra nhiều thiệt hại về uy tín.

Chia sẻ câu chuyện an toàn số cho nhà báo ở Hoa Kỳ, TS Terry F.Buss cho biết, trong thực tế, có những trường hợp nhà báo dùng “fake news” - tin giả khi tác nghiệp. Việc này khiến nhà báo gặp các nguy cơ: Mất uy tín, bị cho thôi việc, kết quả thông tin đạt được trái với mong muốn ban đầu, làm suy giảm sự dân chủ.

Ông Ngô Văn Tráng - Giám đốc Công nghệ Nội dung, Công ty Cổ phần VCCorp cho biết, báo chí chính là đối tượng bị tấn công nhiều nhất trong môi trường số ở Việt Nam. 

Theo ông Tráng, nhiều trang thông tin báo chí ở Việt Nam đã từng bị tấn công, chiếm quyền kiểm soát bằng cách tấn công đội ngũ phóng viên, biên tập viên, thư ký tòa soạn qua gửi mã độc, âm thầm chiếm hệ thống quản trị nội dung…

Ông Lê Nguyên Khang - Trưởng phòng An toàn thông tin, Công ty Cổ phần VCCorp cho biết, các máy tính và điện thoại di động của người dùng ở Việt Nam, trong đó có nhiều phóng viên, nhà báo rất dễ dàng bị hacker tấn công, xâm nhập, chiếm quyền kiểm soát.

Nói về giải pháp đảm bảo an toàn khi hoạt động trong môi trường số, ông Khang cho rằng, các phóng viên, nhà báo tuyệt đối không nên cài đặt và sử dụng các phần mềm lạ, không an toàn. Cùng với đó, người dùng nên đặt mật khẩu cho những tài liệu quan trọng khi lưu trữ.

Ông Hoàng Minh Trí - Báo Công an Nhân dân, lưu ý, các phóng viên, nhà báo cần đặc biệt chú ý bảo vệ thông tin và dữ liệu của mình khi tham gia mạng xã hội, đặc biệt là Facebook. Mặt khác, nhà báo không nên đăng các thông tin cá nhân và các mối quan hệ gia đình, thân thiết lên Facebook để tránh bị kẻ xấu lợi dụng, tấn công, uy hiếp.

TTH

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm