Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bài 1: Khi điểm tập kết cát là nơi... “quá cảnh”

Chủ nhật, 27/10/2013 - 08:35

(Thanh tra)- Sau hàng loạt, phản ánh của dư luận và báo chí về việc khai thác cát lậu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, chúng tôi đã nhận được thông tin về một địa điểm tập kết cát “khá lạ” cũng trên địa bàn tỉnh này. Cát được khai thác trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, nhưng lại tập kết “quá cảnh” tại Đồng Nai…

Chiếc xe ben đang được múc cát tại bãi “quá cảnh” cát của Công ty Hải Phi.

“Quá cảnh”... để qua mặt?

Tại ấp Bến Thuyền, xã Phú Bình, huyện Tân Phú, hiện có hai địa điểm khai thác và tập kết cát là cơ sở khai thác cát lậu Miền Đông (đã từng bị dư luận và báo chí phản ánh) và điểm tập kết cát theo dạng... “quá cảnh” của Công ty Hải Phi, với số lượng cực lớn. Theo tìm hiểu, Công ty Hải Phi được UBND tỉnh Bình Thuận cấp Giấy khai thác cát số 69/GP-UBND ngày 07/01/2011: Cho phép Công ty Hải Phi khai thác cát xây dựng trên sông La Ngà thuộc các xã Đa Kai, Nam Chính, Sùng Nhơn của huyện Đức Linh, từ độ sâu 1m đến 6m, bề rộng khai thác từ 15m đến 50m. Công ty Hải Phi phải xác định cắm bảng, báo hiệu thông tin liên lạc, phương tiện khai thác là hai chiếc ghe hút. Qua đó, lượng cát khai thác được dùng để phục vụ cho mục đích xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Tuy nhiên, phần lớn cát lại được Công ty Hải Phi bán cho những đơn vị có nhu cầu tại Đồng Nai.

Theo quy định, Công ty Hải Phi chỉ được phép khai thác với công suất 30 ngàn m3/năm trong thời gian 3 năm. Từ tấm giấy phép của Công ty Hải Phi, chúng ta có thể tính toán cho việc khai thác cát của Công ty này như sau: Số lượng khai thác một tháng là 2.500m3, như vậy một ngày khai thác 85m3 và việc khai thác là ở trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Nhưng Công ty này khai thác ở Bình Thuận lại tập trung cát theo hình thức “quá cảnh” ở Bến Thuyền. Tuy nhiên, mỗi ngày bãi cát này cho xuất bãi khoảng từ 30 chuyến xe ben các loại từ 8 đến 12 khối/1 chiếc, tương đương trên dưới 300 khối cát/ngày.

Việc khai thác thì ở Bình Thuận, còn việc tập kết và bán cát thì ở Đồng Nai, không hiểu chính quyền huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận và huyện Tân Phú, Đồng Nai có biết việc này? 

Trước đây, qua tìm hiểu, chúng tôi cũng đã phản ánh những sai phạm của việc khai thác cát trên sông La Ngà. Ngay sau đó, chính quyền tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận đã có công văn chỉ đạo các địa phương phối hợp xác minh, thanh tra làm rõ. Riêng bãi cát của Công ty Hải Phi hiện nay vẫn ngày đêm tiếp nhận cát khai thác cát từ khắp nơi đổ về. Để hợp thức hóa cho những luồng cát dư, Công ty Hải Phi đã cho người canh chừng, canh giờ để xe ben vận chuyển cát ra ngoài. Cũng bởi một phần, do ở trên địa bàn của huyện Tân Phú nên cũng khó kiểm soát được khối lượng cát mà Công ty này tập kết có sai phạm như thế nào.

Chưa giải quyết triệt để?

Trở lại việc khai thác cát của các đơn vị trước đây mà báo chí đã phản ánh, bãi cát Miền Đông và HTX Phú Thịnh đã “tạm thời” ngừng hoạt động vì Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai và các cơ quan chức năng khác kiểm tra.

Báo cáo Sở TN&MT Đồng Nai gửi UBND tỉnh cho rằng, tình trạng sạt lở bờ sông là do tại các đoạn thay đổi dòng chảy (đoạn uốn cong). Cũng theo báo cáo, HTX Phú Thịnh hiện vẫn khai thác và đền bù theo thỏa thuận, nhưng giăng phao cách bờ 20m để hút cát. Thế nhưng, người dân sống quanh khu vực khẳng định, thời gian đầu HTX Phú Thịnh có bồi thường, nhưng với số tiền không thể bù đắp cho việc đất đai của họ bị sạt lở, nên nhiều hộ dân đã không nhận bồi thường nữa. Vì vậy, HTX dùng một phần tiền đổ thêm đất đá trên nền đường cũ để vận chuyển cát từ trong bãi ra ngoài. Điều này đã khiến 51 hộ dân bức xúc đồng loạt làm đơn kêu cứu. Đây cũng là điều mà cơ quan chức năng cần vào cuộc triệt để kiểm tra HTX Phú Thịnh có làm đúng với cam kết bảo vệ môi trường, không gây nên hiện tượng sạt lở bờ, đất đai, ruộng vườn... của người dân.

Mặc dù, báo cáo là những đơn vị khai thác cát không sai phạm. Tuy nhiên, phần cuối của báo cáo cũng cho biết: “Qua phản ánh của báo chí, Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai sẽ có định hướng và phối hợp với UBND cấp huyện tăng cường hơn nữa trong công tác kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản nói chung, và khai thác cát trên sông nói riêng trong thời gian tới. Nhằm kịp thời chấn chỉnh, xử lý các trường hợp khai thác không đúng vị trí, diện tích, độ sâu khai thác và bảo vệ môi trường, tài nguyên khoáng sản. Đồng thời, thông tin đến cộng đồng nhân dân cùng giám sát, hỗ trợ bảo vệ khoáng sản và bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản”.

 Hải Lê

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Tĩnh xuất hiện hiện tượng lừa đảo khách hàng dùng điện

Hà Tĩnh xuất hiện hiện tượng lừa đảo khách hàng dùng điện

(Thanh tra) - Những ngày vừa qua, trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) xuất hiện hiện tượng mạo danh nhân viên điện lực để đòi nợ tiền điện và yêu cầu khách hàng thao tác các bước theo đường dẫn (link) đối tượng cung cấp.

Theo EVNNPC

21:24 12/12/2024
Điện lực Bát Xát nhận nuôi trẻ mồ côi do bão số 3 gây ra

Điện lực Bát Xát nhận nuôi trẻ mồ côi do bão số 3 gây ra

(Thanh tra) - Hưởng ứng lời kêu gọi “Mỗi cơ quan, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và với tinh thần tương thân tương ái, Điện lực Bát Xát (thuộc Công ty Điện lực Lào Cai) đã có một nghĩa cử cao đẹp khi nhận nuôi và hỗ trợ em Lý Thanh Chiêu (sinh năm 2015), một trẻ mồ côi cha do hậu quả của cơn bão số 3 vừa qua.

Theo EVNNPC

21:11 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm