Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 02/04/2018 - 19:01
Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, ba tháng đầu năm 2018, toàn quốc xảy ra 4.674 vụ tai nạn giao thông, làm chết 2.149 người, bị thương 3.627 người. So với cùng kỳ năm 2017, số vụ tai nạn giao thông giảm 139 vụ (2,89%), số người chết tăng 35 người (1,66%), số người bị thương giảm 208 người (5,42%).
Hiện trường một vụ tai nạn giao thông. (Ảnh: Công Luật/TTXVN)
Trong số này, đường bộ xảy ra 4.610 vụ, làm chết 2.106 người, bị thương 3.618 người. Có 8 vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, làm chết 27 người, bị thương 1 người. So với cùng kỳ năm 2017, giảm 134 vụ, tăng 41 người chết, giảm 189 người bị thương. Nguyên nhân chủ yếu là do: chạy quá tốc độ quy định, đi không đúng làn đường phần đường… Đường sắt xảy ra 36 vụ, làm chết 31 người, bị thương 9 người (giảm cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ năm 2017). Đường thủy xảy ra 22 vụ, làm chết 11 người. Hàng hải xảy ra 6 vụ, làm chết 1 người, tăng 3 vụ, tăng 1 người chết so với cùng kỳ năm trước.
Trong quân đội, toàn quân xảy ra 36 vụ tai nạn giao thông, làm chết 32 người (22 quân nhân), bị thương 26 người; trong đó tai nạn xe ôtô quân sự xảy ra 4 vụ, làm chết 4 người dân, bị thương 2 người; tai nạn xe ôtô, môtô cá nhân xảy ra 32 vụ, làm chết 28 người, bị thương 24 người.
Phân tích nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông đường bộ trên 2.787 vụ cho thấy có 21,92% do người điều khiển phương tiện vi phạm làn đường, phần đường; 10,6% do vi phạm tốc độ xe chạy; 9,83% do chuyển hướng không chú ý; 5,71% do không nhường đường; 5% do vượt xe sai quy định; 7,75% do vi phạm quy trình thao tác lái xe; 1,58% do tránh xe; 2,37% do sử dụng rượu bia; 35,31% do vi phạm biển báo hiệu đường bộ, dừng đỗ sai quy định, không có giấy phép lái xe, vi phạm quy trình thao tác lái xe, phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật, do người đi bộ, công trình giao thông và các nguyên nhân khác.
Trong số trên 2.800 vụ tai nạn giao thông đường bộ được phân tích, có đến 84,7% tai nạn giao thông xảy ra do nam giới; 49,3% ở độ tuổi từ 27 đến 55, 31,7% từ 18 đến dưới 27 tuổi, dưới 18 tuổi chiếm 5,49%. Trên 70% số vụ tai nạn xảy ra từ 12 giờ-24 giờ, trong đó khung giờ từ 18 giờ-24 giờ tai nạn giao thông xảy ra nhiều nhất, chiếm 42,3%. Phần lớn tai nạn xảy ra trên đường nội thị và quốc lộ, do xe máy (chiếm trên 60%).
Các hành vi vi phạm quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông của một bộ phận người tham gia giao thông đường bộ tăng; điểm đen tiềm ẩn tai nạn giao thông chưa được xử lý dứt điểm, công tác cảnh báo về an toàn giao thông, tổ chức giao thông ở đường tỉnh, đường huyện và giao thông nông thôn chưa quan tâm đúng mức, là nguyên nhân dẫn đến tình hình an toàn giao thông quý I/2018 phức tạp và đặc biệt là số người chết vì tai nạn giao thông tăng - ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết.
Trong quý 1/2018, có 32 tỉnh, thành phố có số người chết do tai nạn giao thông giảm so với cùng kỳ năm 2017, trong đó 11 địa phương giảm trên 30% số người chết. Đặc biệt An Giang, Thái Nguyên, Kon Tum giảm trên 40% số người chết do tai nạn giao thông.
Tuy nhiên, vẫn còn 27 địa phương có số người chết do tai nạn giao thông tăng, trong đó 14 tỉnh tăng trên 40% là: Cà Mau, Tây Ninh, Cao Bằng, Hậu Giang, Hà Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Long An, Quảng Nam, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Quảng Trị, Gia Lai, trong đó, có 3 tỉnh có số người chết tăng từ 150% trở lên là: Cà Mau, Tây Ninh, Cao Bằng.
Theo ông Khuất Việt Hùng, qua kiểm tra của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, những địa phương có tai nạn giao thông tăng cao chủ yếu là do vi phạm nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện.
“Một số địa phương chúng tôi yêu cầu ngành y tế báo cáo thì nạn nhân vào cấp cứu do tai nạn giao thông có khoảng 65 – 70% là do vi phạm nồng độ cồn. Cho nên chúng tôi khẳng định những địa phương để tai nạn giao thông tăng cao có rất nhiều nguyên nhân, nhưng vi phạm nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện có thể nói là chủ yếu dẫn đến tai nạn giao thông trong quý 1/2018,” ông Khuất Việt Hùng cho hay.
Cũng theo ông Khuất Việt Hùng, trong quý 1/2018 đã xảy ra 23 vụ ùn tắc giao thông kéo dài (Bến Tre 5 vụ, Hà Nội 4 vụ, Nghệ An, Thành phố Hồ Chí Minh mỗi nơi xảy ra 3 vụ), tăng 8 vụ (53,33%) so với cùng kỳ năm 2017; trong đó, ùn tắc do tai nạn giao thông 17 vụ (73,91%); do lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tăng đột biến 4 vụ. Đặc biệt, loạt vụ tai nạn giao thông và va chạm giao thông trên cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ ngày 18/3 đã làm tuyến cao tốc này tê liệt, ùn tắc giao thông kéo dài 30km và diễn ra trong hơn 6 giờ đồng hồ.
Tình trạng chống lại lực lượng Cảnh sát giao thông trong khi thi hành nhiệm vụ thời gian này cũng có chiều hướng gia tăng với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng; Xảy ra 9 vụ (Hà Nội 3 vụ; Đồng Nai 2 vụ; Hậu Giang, Bến Tre, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh mỗi nơi xảy ra 1 vụ), tăng 5 vụ so với cùng kỳ năm 2017, 11 chiến sỹ bị thương, bắt 4 đối tượng./.
CHU THANH VÂN (TTXVN/VIETNAM+)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
T.Thanh
13:44 12/12/2024(Thanh tra) - Hà Nội sẽ hạn chế hoặc cấm lưu thông với nhiều phương tiện chạy bằng xăng dầu gây ô nhiễm cao vào vùng phát thải thấp. Thí điểm trước tiên ở 2 quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.
Hải Hà
12:08 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh