Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 08/08/2014 - 11:14
(Thanh tra) - Dự án (D.A) Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam (SASSP) chính thức được công bố ngày 7/8, với mục tiêu xây dựng và triển khai những sáng kiến đổi mới công tác quản lý và cung cấp dịch vụ tại 4 tỉnh miền Bắc, Trung và Nam, tiến tới việc áp dụng toàn quốc.
Hà Giang là 1 trong 4 tỉnh được chọn làm thí điểm cho D.A. Ảnh: Trần Quý
Khoản tín dụng trị giá 60 triệu USD cho D.A do Hiệp hội Phát triển quốc tế, nguồn tài chính của Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) cho những nước có mức thu nhập thấp.
D.A là sản phẩm của sự hợp tác giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Bộ Phát triển quốc tế Anh (DFID) và WB.
Trọng tâm của cải cách là tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội thông qua việc giảm tính manh mún, cải thiện tính mục tiêu, xây dựng cơ sở dữ liệu mạnh về người hưởng lợi, và áp dụng cơ chế cung cấp dịch vụ hiệu quả hơn. Đặc biệt, nhấn mạnh tới việc tạo điều kiện cho trẻ em nghèo phát huy hết tiền năng của mình và thoát khỏi cái nghèo truyền kiếp.
"Mặc dù còn là một nước nghèo nhưng Chính phủ liên tục bổ sung các chính sách trợ giúp xã hội, tạo điều kiện để Việt Nam sớm hoàn thành nhiều chỉ tiêu thiên niên kỷ, trong đó có chỉ tiêu về giảm nghèo. Tuy nhiên, do sự tồn tại đồng thời của nhiều chính sách trợ giúp xã hội đã tạo ra gánh nặng cho hệ thống quản lý, gây ra một số khó khăn cho đối tượng thụ hưởng và dẫn đến làm giảm hiệu quả của chính sách. Hệ thống quản lý đang không theo kịp yêu cầu của tiến trình phát triển. Vì vậy, mục tiêu của chúng tôi là xây dựng một hệ thống trợ giúp xã hội tích hợp, hiện đại, tạo nền tảng vững chắc cho việc cung cấp trợ giúp xã hội lâu dài", ông Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết.
D.A sẽ tích hợp các cơ sở dự liệu hiện có về hộ nghèo và cận nghèo và các đối tượng trợ giúp xã hội thành một cơ sở dữ liệu quốc gia, tạo nền tảng vững chắc cho việc tích hợp các chương trình và cải thiện hiệu quả chi tiêu công cho trợ giúp xã hội. Tại 4 tỉnh thí điểm (Hà Giang, Quảng Nam, Lâm Đồng và Trà Vinh), D.A sẽ thử nghiệm một chương trình hỗ trợ tiền mặt, tăng cường và hợp nhất thông qua việc tích hợp các khoản trợ giúp tiền mặt từ các chính sách hiện hành và bổ sung một số đối tượng thuộc hộ gia đình nghèo thành một "gói trợ giúp gia đình", nhằm đảm bảo an ninh thu thập về lâu dài cho hộ nghèo. Chương trình này sẽ được thực hiện thông qua các hệ thống quản lý và chi trả cải tiến.
"Việt Nam đã thiết lập được một hệ thống trợ giúp xã hội bằng cả tiền mặt và hiện vật. Tuy nhiên hệ thống này lại chưa phát huy hết hiệu quả trong việc giải quyết những thách thức về nghèo ngày nay của Việt Nam. D.A nhằm mục đích cải cách thông qua nâng cao hiệu quả của hệ thống trợ giúp xã hội. Tôi hy vọng rằng, D.A sẽ nhanh chóng được thực hiện thành công và tạo được cơ sở để nhân rộng ra toàn quốc", bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia của WB tại Việt Nam phát biểu.
D.A hỗ trợ mục tiêu giảm nghèo chung của Chính phủ thông qua việc nhấn mạnh vai trò của hệ thống trợ giúp xã hội trong việc tạo điều kiện cho trẻ em nghèo phát huy hết tiềm năng của mình và thoát khỏi nghèo truyền kiếp.
"Tôi rất vui khi chứng kiến Chính phủ Việt Nam đã ưu tiên cho những công dân nhỏ tuổi nhất của mình trong chương trình trợ giúp tiền mặt này. UNICEF coi đây là một đầu tư kinh tế đúng đắn nhằm trang bị tốt hơn cho thế hệ trẻ, để đà phát triển nhanh chóng của đất nước được bền vững trong quá trình thay đổi về nhân khẩu học", ông Jesper Moller, quyền Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam phát biểu.
Tại 4 tỉnh thí điểm của D.A, các gia đình nghèo có trẻ em và phụ nữ mang thai sẽ nhận được các khoản trợ giúp và được tư vấn về kỹ năng làm cha mẹ một cách kịp thời và dễ tiếp cận; các cán bộ xã hội ở địa phương sẽ được hưởng lợi thông qua việc đơn giản hóa các quy trình, do vậy khối lượng công việc được giảm nhẹ; các nhà quản lý chương trình tại Trung ương và địa phương sẽ được nâng cao năng lực giám sát việc thực hiện chương trình và năng lực hỗ trợ hoạch định chính sách.
Trần Quý
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
T.Thanh
13:44 12/12/2024(Thanh tra) - Hà Nội sẽ hạn chế hoặc cấm lưu thông với nhiều phương tiện chạy bằng xăng dầu gây ô nhiễm cao vào vùng phát thải thấp. Thí điểm trước tiên ở 2 quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.
Hải Hà
12:08 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh