Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

50 năm hành trình băng rừng, vượt núi, đạp sóng cả…

Chủ nhật, 06/10/2019 - 14:55

Tính đến hết năm 2018, với 27 tỉnh/thành phố do Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) quản lý, bán điện, số huyện có điện 247/247 huyện, đạt tỷ lệ 100 %; 5.032/5.032 xã có điện lưới quốc gia, đạt tỷ lệ 100% và 7.773.928/7.8898.983 hộ dân nông thôn có điện lưới quốc gia, đạt tỷ lệ 98.54%. Với kết quả trên, EVNNPC là đơn vị dẫn đầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam về công tác phát triển lưới điện và khách hàng ở khu vực nông thôn.

Tìm được nơi xảy ra sự cố, và khắc phục sự cố kịp thời tại các khu vực núi cao, hiểm trở, luôn là thách thức lớn lao đối với người thợ điện

Đằng sau những con số thống kê cô đọng và khô khan ấy, là sự hy sinh thầm lặng, biết bao trăn trở, những đóng góp hăng say, tình yêu với nghề, cùng sự cần cù, sáng tạo của những thế hệ lãnh đạo, công nhân ngành Điện.

Từ hành trình “băng rừng”, “vượt núi” đưa điện về thôn bản …

Trong số 27 tỉnh, thành phố do EVNNPC quản lý, có đến 15 địa phương là thuộc vùng núi, trung du có địa hình hiểm trở nhất cả nước với những dãy núi cao, nhiều thung lũng sâu, hẻm, vực… Di chuyển còn cực kỳ khó khăn, nên việc kéo điện lưới về các thôn, bản còn là thử thách cực đại đối với ngành Điện nói chung và EVNNPC nói riêng. Điện Biên và Lai Châu là 2 địa phương điển hình cho những khó khăn như thế.

Nếu như ở Điện Biên, địa hình chủ yếu là đồi núi dốc, hiểm trở, bị chia cắt bởi những dãy núi với độ cao từ 200m đến hơn 1.800m, thì Lai Châu cũng có hơn 60% diện tích có độ cao trên 1.000 m, hơn 90% diện tích có độ dốc trên 25°, với nhiều dãy núi và cao nguyên như: dãy Hoàng Liên Sơn ở phía Đông, phía Tây là dãy núi Sông Mã (độ cao 1.800 m), ở giữa là vùng núi thấp tương đối rộng lớn và lưu vực sông Đà với nhiều cao nguyên đá vôi (cao từ 600 đến 1.000 m).

Hiện thực hóa chủ trương phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo cho các vùng đặc biệt khó khăn của Đảng và Nhà nước, ngành Điện luôn là đơn vị tiên phong, đi trước một bước, mở lối, khơi nguồn cho hành trình phát triển.

Để đưa điện lưới về với các thôn, bản, vùng sâu, vùng xa thuộc 2 tỉnh Điện Biên vào Lai Châu, EVNNPC đã triển khai Dự án Phát triển năng lượng tái tạo, mở rộng và cải tạo lưới điện nông thôn vùng sâu, vùng xa, tổng mức đầu tư 948,3 tỷ đồng, trong đó vốn vay của ADB là 30 triệu USD. Dự án đã cấp điện cho 14.487 hộ dân của 48 xã thuộc 8, huyện thị của tỉnh Điện Biên là thành phố Điện Biên Phủ, các huyện Điện Biên, Điện Biên Đông, Tủa Chùa, Tuần Giáo, Mường Ẳng, Mường Chà, Mường Lay, Mường Nhé và 16.207 hộ dân của 53 xã thuộc 6 huyện của tỉnh Lai Châu là Than Uyên, Tân Uyên, Phong Thổ, Tam Đường, Sìn Hồ, Mường Tè.

Đáp ứng tiến độ của dự án, những người trực tiếp tham gia thi công đã phải vượt qua vô vàn khó khăn do đặc điểm địa hình, do thời tiết, khí hậu nơi đây. Đơn cử như để kéo được hơn 60km đường dây 35kV và 0,4kV cùng 15 trạm biến áp về các xã Nậm Khao, Cam Hồ, Bum Tở và Trung tâm huyện Mường Tè của Lai Châu, ngành điện đã phải đầu tư hơn 30 tỷ đồng, thi công trên địa bàn hết sức hiểm trở, không chỉ dốc núi cheo leo mà nhiều nơi mưa chưa to đã ngập ngụa sình lầy bùn đất, rất khó khăn cho giao thông đi lại và vận chuyển thiết bị, chỉ thi công được 6 tháng trong năm vì ở đây 6 tháng mùa mưa…

Kéo được điện về thôn, bản cho bà con là một công đoạn rất khó khăn, gian khổ, nhưng quản lý và vận hành lưới điện an toàn, hiệu quả lại còn gian nan gấp nhiều lần, câu chuyện tại huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên là 1 ví dụ khác: toàn huyện có 13 xã và 1 thị trấn, với 246 bản và tổ dân phố, trong đó có 13 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. Diện tích tự nhiên của huyện là gần 121 nghìn héc ta với độ cao trung bình 900 - 1.000 m. Địa hình ở đây hiểm trở, bị chia cắt bởi nhiều khe suối, vực sâu, đồi núi chiếm 90% diện tích đất tự nhiên còn đất nông nghiệp chỉ chiếm 10%. Địa bàn rộng là vậy, địa hình hiểm trở, khó khăn là vậy, nhưng Điện lực Điện Biên Đông chỉ có 31 người để bảo đảm cung cấp điện ổn định cho người dân. Vào mùa mưa bão, sự cố mất điện có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, có những khi phải mất vài ngày mới tìm ra được nơi xảy ra sự cố; rồi nếu không chuẩn bị chu đáo các thiết bị, dụng cụ, lường trước được tình huống thì việc khắc phụ sự cố sẽ mất nhiều thời gian thêm nữa do việc đi lại là hết sức khó khăn.

Kéo điện về với Mường Tè

Mường Tè là một câu chuyện khác. Đây là huyện tận cùng phía Tây Bắc của Tổ quốc, có đường biên giới với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chính là huyện cuối cùng trên đất liền được sử dụng điện lưới quốc gia vào ngày 09/2/2010. Để đưa điện đấy đây, phần lớn số cột điện trung, hạ thế phải vận chuyển bằng tời, dùng sức người để dựng cột, máy móc, thiết bị hỗ trợ hiện đại không thể phát huy tác dụng với địa hình nơi đây.

“Điện về bản, bà con được xem tivi, tiếp cận các kiến thức khoa học kỹ thuật trên các phương tiện thông tin đại chúng, áp dụng vào sản xuất. Ngoài vai trò dùng thắp sáng, nấu ăn, điện còn dùng xay xát các sản phẩm nông sản, đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn. Các cháu học sinh không còn phải học bài bên ánh đèn dầu nữa…” ông Lý Văn Phón, chủ tịch UBND xã Mường Tè, huyện Mường Tè chia sẻ.

Đến nay, tại Lai Châu, 100% số xã có điện, 93,4% số thôn bản có điện, 90.471/96.352 số hộ được sử dụng điện lưới

Trong khi đó tại Điện Biên, 130/130 xã phường có điện, 116.210/130.845 hộ dân được dùng điện lưới quốc gia hộ đạt tỷ lệ 88,82%, trong đó khu vực nông thôn là 91.613/106.245 hộ có điện đạt tỷ lệ 86,23%.

 … và câu chuyện “đạp sóng cả” để đưa điện ra đảo tiền tiêu…

Để đưa được điện lưới quốc gia ra đảo Cô Tô (Quảng Ninh) thực sự là một kỳ tích của ngành Điện nói chung và EVNNPC nói riêng, đây là công trình đầu tiên, cũng là tiền đề để triển khai các dự án tiếp theo đưa điện lưới ra đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Lý Sơn (Quảng Ngãi) và các dự án khác.

Cô Tô được biết đến là huyện khó khăn bậc nhất của Quảng Ninh, với vị trí nằm xa đất liền, điều kiện thiếu thốn đủ bề từ cơ sở hạ tầng đến phương tiện làm việc

Khi chưa hòa lưới điện quốc gia, huyện phải dùng các máy phát điện tầm trung để cung cấp cho hơn 6.000 dân trên đảo. Tính ra, mỗi năm huyện đảo Cô Tô phải chi khoảng trên 30 tỷ đồng tiền sử dụng điện, trong đó, có khoảng hơn 10 tỷ đồng được ngân sách nhà nước trợ giá, số còn lại trên 20 tỷ đồng là do người dân tự trả.

Dự án đưa điện lưới ra huyện đảo Cô Tô chính thức được khởi công 4/11/2012, với tổng mức đầu tư 1.107 tỷ đồng do EVNNPC làm chủ đầu tư, kéo từ xã Hạ Long, huyện Vân Đồn ra đảo, gồm: hơn 27,5 km đường dây 110kV 2 mạch; 22,074 km đường dây trên không 22kV; 22,666 km đường cáp ngầm; 8 trạm cắt 22kV; 12 trạm biến áp 22/0,4kV với tổng công suất 3.730kVA và 34 km đường dây hạ áp; 1.500 công tơ đo đếm cấp điện cho toàn bộ huyện đảo Cô Tô.

Là dự án đầu tiên ở Việt Nam được thi công bằng công nghệ mới nhất: dùng thiết bị máy cắt hiện đại, máy cày thủy lực cao áp để đào rãnh cáp ngầm đáy biển tầng đá gốc, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và thiết bị ở độ sâu trung bình 29m, cáp 22kV được rải ngầm dưới đáy biển, và rải dây điện 110kV trên không bằng khinh khí cầu với 4 đường cáp cùng lúc để đảm bảo tiến độ.

Dải cáp ngầm dưới đáy biển, kéo điện ra đảo Cô Tô

Sau 350 ngày, đêm với tinh thần “thần tốc, táo bạo, sáng tạo”, ngày 16/10/2013, điện lưới quốc gia đã chính thức đến với nhân dân đảo Cô Tô.

EVNNPC có nhiều kinh nghiệm trong việc kéo đường dây điện trên không, trên cạn, nhưng việc kéo điện ngầm dưới biển với công nghệ tiên tiến nhất ở độ sâu trung bình từ 29 đến 30m, chiều dài khoảng 30km, thì ở Việt Nam chưa từng làm. Đây là công trình kỷ lục cả về thời gian, về tiến độ và chất lượng.

Có điện lưới, người dân Cô Tô không còn phải trả 25.000 đồng cho mỗi “số” điện, hay du khách cũng không phải gánh thêm 300.000 đồng tiền điện cho mỗi phòng nghỉ một đêm...

Điện lưới về với đảo đã tháo gỡ những khó khăn đã kìm hãm sự phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn của Cô Tô như: Du lịch, khai thác và chế biến thuỷ sản.

Từ ngày có điện lưới, Cô Tô đang vươn mình trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất của tỉnh Quảng Ninh với lượng khách không ngừng tăng mỗi năm.

Phương Dung

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng tổ chức công đoàn lớn mạnh, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình cùng dân tộc

Xây dựng tổ chức công đoàn lớn mạnh, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình cùng dân tộc

(Thanh tra) - Nhằm khơi dậy tinh thần thi đua yêu nước, tạo không khí thi đua sôi nổi, động viên, khích lệ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cả nước ra sức phấn đấu, cống hiến, thiết thực chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước. Ngày 13/12, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát động thi đua năm 2025.

Nguyễn Điểm

16:01 13/12/2024
Ấn tượng chương trình ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Hà Nội

Ấn tượng chương trình ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Hà Nội

(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Thủ đô năm 2023, với sự tham gia của gần 3.000 người cao tuổi đến từ khắp các quận, huyện Hà Nội. Chương trình do Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Sức khỏe ngoài trời người trung cao tuổi Hà Nội tổ chức, với sự đồng hành của Vinamilk và nhãn hàng sữa Sure Prevent Gold. Đây là sân chơi giúp người cao tuổi rèn luyện sức khỏe, khuyến khích phong trào tập luyện thể dục - thể thao trong cộng đồng.

Vân Trang

14:15 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm