Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Việt Nam gửi nước ngoài 13 yêu cầu dẫn độ trong năm 2023

Hương Giang

Thứ sáu, 06/10/2023 - 06:51

(Thanh tra) - Việt Nam đã gửi nước ngoài 13 yêu cầu dẫn độ trong năm 2023. Hiện Bộ Công an đang tiếp tục trao đổi với phía đối tác để hoàn thiện, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, báo cáo của Chính phủ thông tin.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long. Ảnh: Đ.X

Thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long vừa báo cáo Quốc hội về hoạt động tương trợ tư pháp năm 2023.

Báo cáo cho biết, năm 2023, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và đề nghị TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao phối hợp chặt chẽ để triển khai toàn diện các nhiệm vụ trọng tâm trên cả 4 lĩnh vực tương trợ tư pháp là: Dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù.

Đề cập đến việc thực hiện uỷ thác tư pháp, Bộ trưởng Tư pháp thông tin, năm 2023, Việt Nam gửi nước ngoài 2.385 ủy thác tư pháp về dân sự, nhận 1.830 kết quả (gồm 1.115 yêu cầu ủy thác tư pháp gửi năm 2023 có kết quả và 715 ủy thác tư pháp gửi từ các năm trước giờ mới nhận kết quả). Phía nước ngoài gửi Việt Nam 1.033 ủy thác tư pháp và nhận 1.231 kết quả.

So với năm 2022, ủy thác tư pháp của Việt Nam gửi nước ngoài tăng 245 hồ sơ, ủy thác tư pháp của nước ngoài gửi Việt Nam giảm 29 hồ sơ. Số kết quả ủy thác tư pháp nhận được cả hai chiều đi và đến tăng lần lượt là 184 và 148 hồ sơ.

Với hình sự, số ủy thác tư pháp Việt Nam gửi nước ngoài là 377 yêu cầu, nhận về 217 kết quả. Số yêu cầu nước ngoài gửi Việt Nam là 89, nhận về 72 kết quả.

Như vậy, số ủy thác tư pháp hình sự của Việt Nam gửi nước ngoài năm nay tăng 42,8% so với năm 2022 (264 yêu cầu). Tương tự, số yêu cầu có trả lời cũng cao hơn (năm 2022 là 206 kết quả).

Số lượng ủy thác tư pháp của nước ngoài gửi Việt Nam giảm nhưng tỷ lệ giải quyết tăng 12%.

Với việc thực hiện yêu cầu về dẫn độ, số liệu của Bộ Công an cho thấy, năm 2023 Việt Nam đã gửi nước ngoài 13 yêu cầu về dẫn độ. Hiện Bộ Công an đang tiếp tục trao đổi với phía đối tác để hoàn thiện, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu.

Ngoài ra, Bộ Công an đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức bàn giao 2 đối tượng yêu cầu dẫn độ cho Liên bang Nga.

Việt Nam cũng đã nhận 4 yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù từ Việt Nam ra nước ngoài và và gửi đi 40 yêu cầu chuyển giao từ nước ngoài về Việt Nam.

Các yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù từ Việt Nam gửi đi nước ngoài, theo Bộ trưởng, đang được tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật (xác minh quốc tịch, thông tin có liên quan...). Bộ Công an đã chuyển cho TAND có thẩm quyền xem xét 1 trường hợp.

Với các trường hợp chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài, Bộ Công an đã chuyển TAND có thẩm quyền 2 trường hợp; 2 trường hợp còn lại đang tiếp tục trao đổi với phía nước ngoài.

Cơ quan công an cũng đã phối hợp với các cơ quan chức năng chuyển giao 3 phạm nhân (1 phạm nhân quốc tịch Hàn Quốc; 2 phạm nhân quốc tịch Australia) về nước tiếp tục thi hành án phạt tù.

Nhận định chung, Chính phủ cho rằng, nhiều ủy thác tư pháp có kết quả đã thể hiện nỗ lực và trách nhiệm của các cơ quan Trung ương và địa phương. Dù vậy, tỷ lệ ủy thác tư pháp có kết quả chưa được cải thiện nhiều.

Thời hạn phía nước ngoài thực hiện ủy thác tư pháp hình sự chưa đáp ứng được yêu cầu về nội dung cũng như thời hạn theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; các yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự về thu hồi tài sản ở nước ngoài vẫn gặp nhiều vướng mắc, theo báo cáo.

Trong khi, công tác phối hợp liên ngành trong tổng kết, đánh giá tình hình đôi khi chưa kịp thời; hoạt động kiểm tra tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hìnhh phạt tù tại các cơ quan địa phương chưa triển khai thường xuyên.

Để khắc phục hạn chế, bất cập, Chính phủ cho biết, sẽ chỉ đạo các bộ và đề nghị TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao tiếp tục tăng cường trách nhiệm, sự chủ động của mỗi cơ quan chủ trì hoàn thành đề xuất xây dựng Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 và chuẩn bị xây dựng các dự án luật sau khi được đưa vào chương trình.

Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, đề xuất ký kết các điều ước quốc tế song phương, tạo cơ sở pháp lý cho việc yêu cầu và thực hiện tương trợ tư pháp trên cả 4 lĩnh vực, bên cạnh việc tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Họp báo cưỡng chế Dự án Trường Tiểu học và THCS của Cty Tây Đô

Họp báo cưỡng chế Dự án Trường Tiểu học và THCS của Cty Tây Đô

(Thanh tra) - Chiều ngày 11/12, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thanh Hóa tổ chức họp báo thông tin về việc cưỡng chế thi hành án đối với Công ty TNHH Tây Đô (Cty Tây Đô) có địa chỉ ở số 49 Hạc Thành, phường Ba Đình, TP Thanh Hóa. Cty Tây Đô là chủ đầu tư dự án Trường Tiểu học và THCS dân lập Thanh Hóa tại Khu đô thị mới Đông Hương, TP Thanh Hóa.

Trần Lê

20:21 11/12/2024
Cao Bằng: Khởi tố một phụ nữ vì nhổ 25 cây ngô

Cao Bằng: Khởi tố một phụ nữ vì nhổ 25 cây ngô

(Thanh tra) - Cho rằng người khác trồng ngô chặn lối mòn mình thường đi, người phụ nữ 55 tuổi ở Cao Bằng đã dùng tay nhổ 25 cây ngô và bị khởi tố về tội “Huỷ hoại tài sản”.

Trung Hà

15:34 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm