Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 19/10/2013 - 15:17
Viện KSND Tối cao vừa ra cáo trạng truy tố bị can Huỳnh Thị Huyền Như, siêu lừa gần 4000 tỷ đồng cùng 22 đồng phạm với 2 tội danh là lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.
Siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như chuẩn bị hầu tòa.
Bị can Huỳnh Thị Huyền Như - Nguyên quyền Trưởng phòng Giao dịch Điện Biên Phủ thuộc Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương VN Chi nhánh TP.HCM (Vietinbank) bị truy tố 2 tội danh là lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.
22 bị can còn lại bị truy tố theo các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cho vay nặng lãi, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
Cáo trạng của VKSND Tối cao xác định từ đầu năm 2007, khi là cán bộ tín dụng VietinBank Chi nhánh TPHCM, Như đã vay hơn 200 tỉ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức, cá nhân để kinh doanh bất động sản tại TPHCM, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Lạt, Quảng Nam và An Giang. Đến năm 2010, do kinh doanh thua lỗ và phải trả lãi suất cao, bà Như không có khả năng thanh toán.
Vì vậy, để có tiền trả nợ, từ tháng 3/2010 đến 9/2011, lấy danh nghĩa huy động vốn cho VietinBank, Như đã làm giả 8 con dấu Chi nhánh Nhà Bè của ngân hàng này và 7 công ty khác, đồng thời làm giả tài liệu của VietinBank cùng nhiều đơn vị, cá nhân khác để lừa đảo, chiếm đoạt của 9 công ty, 3 ngân hàng, 3 cá nhân tổng cộng hơn 4.911 tỉ đồng.
Trong đó, Như dùng hơn 925 tỉ đồng để trả nợ gốc, nợ lãi trong và ngoài hợp đồng cho các khoản vay. Như bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 3.986 tỉ đồng, gồm Ngân hàng TMCP Á Châu bị chiếm đoạt hơn 700 tỉ đồng, Ngân hàng TMCP Nam Việt 200 tỉ đồng, Ngân hàng Quốc tế VIB - chi nhánh TP.HCM 180 tỉ đồng...
Bị can Võ Anh Tuấn - nguyên cán bộ Vietinbank TP Hồ Chí Minh là người giúp sức tích cực cho hành vi phạm tội của Huyền Như chiếm đoạt gần 1.600 tỉ đồng, đổi lại Tuấn được hưởng lợi 10 tỉ đồng.
Trong vụ án này, cơ quan công an xác định các bị can Nguyễn Thiên Lý, Nguyễn Thị Lành, Đào Thị Tuyết Dung, Hùng Mỹ Phương, Phạm Văn Chí cho bị can Như vay nặng lãi trong thời gian dài là nguyên nhân dẫn đến việc Như có hành vi phạm tội.
Các bị can khác hoạt động trong ngành ngân hàng có hành vi vi phạm quy định về cho vay, lập hồ sơ “khống”, vi phạm quy định nghiệp vụ, không làm đúng quy định về quy chế mở và sử dụng tài khoản tại ngân hàng thương mại đã tạo điều kiện cho bà Như chiếm đoạt số tiền lớn.
Liên quan đến vụ việc này, theo cáo trạng Viện KSND Tối cao, một số ngân hàng đã thông qua các cá nhân và công ty tư nhân để gửi tiền vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và TP.HCM nhằm hưởng lãi suất chênh lệch và bị Như lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỉ đồng như Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) thông qua 19 nhân viên gửi gần 719 tỉ đồng vào Vietinbank lãi suất lên đến 18,5%/năm theo thỏa thuận và bị Như lừa đảo, chiếm đoạt toàn bộ.
Vì vậy, trước đó, cơ quan điều tra đã khởi tố 6 người gồm ông Nguyễn Đức Kiên ("bầu" Kiên), nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Sáng lập Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Á Châu (ACB); ông Trần Xuân Giá, nguyên Chủ tịch HĐQT ACB; Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ và Trịnh Kim Quang, nguyên Phó chủ tịch HĐQT ACB; Lý Xuân Hải, nguyên Tổng giám đốc ACB, do có hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Như vậy, ngoài Huỳnh Thị Huyền Như, VKSND Tối cao còn ra quyết định truy tố nhiều bị can liên quan trong vụ án như: Võ Anh Tuấn, nguyên cán bộ văn phòng NH VietinBank; Trần Thanh Thanh, nguyên phó Phòng Dịch vụ khách hàng, nguyên trưởng Phòng Giao dịch Điện Biên Phủ, VietinBank - Chi nhánh TPHCM; Tống Nguyên Dũng, nguyên nhân viên tín dụng Phòng Giao dịch Điện Biên Phủ; Đoàn Lê Du, nguyên trưởng Phòng Giao dịch Đinh Tiên Hoàng, VietinBank - Chi nhánh TPHCM; Huỳnh Trung Chí, nguyên nhân viên tín dụng Phòng Giao dịch Đinh Tiên Hoàng; Huỳnh Hữu Danh, nguyên nhân viên Ngân hàng Quốc tế (VIB); Lương Thị Việt Yên, nguyên trưởng Phòng Giao dịch Võ Văn Tần, VietinBank - Chi nhánh Nhà Bè; Hồ Hải Sỹ, nguyên phó trưởng Phòng Giao dịch Võ Văn Tần; Lê Thị Ngọc Lợi, nguyên giao dịch viên Phòng Giao dịch Võ Văn Tần...
Theo Dân trí
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Càng về cuối năm, số lượng doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa qua các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, cơ quan Hải quan cũng đã phát hiện nhiều doanh nghiệp lợi dụng việc kê khai qua hệ thống hải quan điện tử để thực hiện hành vi gian lận, nhằm trốn thuế hoặc đưa hàng hóa không khai báo, không có chứng từ hợp pháp để xuất khẩu hoặc tuồn vào nội địa, nhằm thu lợi bất chính.
CB
09:24 13/12/2024(Thanh tra) - Công an tỉnh Thanh Hóa vừa đưa ra thông tin cảnh báo về phương thức, thủ đoạn giả mạo thông tin lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mua bán hóa đơn. Trong đó có trường hợp lấy cả người đã chết để đứng tư cách pháp nhân thành lập công ty để mua bán trái phép hóa đơn.
Văn Thanh
21:28 12/12/2024Nam Dũng
18:32 12/12/2024Văn Thanh
12:35 12/12/2024Trần Lê
20:21 11/12/2024Đức Tài
Chính Bình
PV
N. Phê
N. Phó
Trung Hà
CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành