Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 21/06/2011 - 09:03
(Thanh tra)- Sự cố nổ đường ống thủy điện Đạm Bol (thôn 4, xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) vào ngày 14/6 làm 1 người chết, 1 người mất tích và 3 người bị thương nặng khiến dư luận không thể không đặt lại câu hỏi về những công trình thủy điện vừa và nhỏ (VVN) trên địa bàn tỉnh này.
Thủy điện xã lũ gây thiệt hại hoa màu của dân (file1908)
Nhìn lại vấn đề
Ông Đinh Văn Tưng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Cty Cổ phần Điện Bảo Tân (chủ đầu tư dự án (D.A) thủy điện Đạm Bol) cho biết, thủy điện được khởi công vào năm 2008 và mới được đưa vào vận hành chỉ vài tháng nay. Riêng đường ống dẫn nước từ đập thủy điện đến đầu ống thủy lực của nhà máy có chiều dài khoảng 3,5km, đường kính là 1,6m được đi ngầm dưới đất.
Theo ghi nhận của cơ quan chức năng tại hiện trường, đoạn ống bị vỡ dài hơn 100m. Ông Tưng cho biết, đường ống dẫn nước của thủy điện Đạm Bol là loại ống nhựa UPVC do Cty TNHH Liên doanh T&T Baoer Cheng Hà Nội cung cấp và lắp đặt. Lãnh đạo Cty Cổ phần Điện Bảo Tân cho biết, ống nhựa UPVC là loại vật tư dễ lắp đặt trong thi công đường ống dẫn nước thủy điện, có ưu điểm gọn nhẹ, được sản xuất theo công nghệ tiên tiến… nên đã dùng nó vào công trình thủy điện Đạm Bol.
Một số người dân cho biết, đường ống thủy điện này được đưa vào sử dụng chẳng bao lâu thì đã rò rỉ, nhưng không thấy ai khắc phục sự cố. Người dân thôn 4, xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm nói: “Ngay từ hơn 1 tháng nay, nhiều người dân trong vùng đã thấy nước trong đường ống (ở đoạn bị vỡ) tràn ra ngoài rất nhiều. Có điều, không người dân nào sống trong khu vực có đường ống nhận được cảnh báo về sự nguy hiểm từ phía cơ quan chức năng”.
Nước hồ thủy điện dân chia cắt đường đi (file QL28…)
Câu hỏi đặt ra cho thuỷ điện vừa và nhỏ
Không ai có thể phủ nhận được vai trò của thủy điện VVN trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, việc phát triển một cách vô tội vạ các công trình này trên địa bàn rừng núi, sông suối ở Nam Tây Nguyên (Lâm Đồng) như hiện nay là vấn đề cần xem lại.
Theo quy hoạch mới nhất của tỉnh Lâm Đồng, số công trình thủy điện VVN trên địa bàn từ con số 70 của năm 2004 đã tăng lên 91 vào năm 2008. Đồng thời, tổng vốn đầu tư cũng tăng từ 5.700 tỷ đồng lên 9.000 tỷ đồng. Đến cuối năm 2009, đã có hơn 40/91 D.A này được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy phép đầu tư, trong đó có thủy điện Đạm Bol.
Việc xây dựng hệ thống thủy điện VVN là phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay của Lâm Đồng (nói riêng và Việt Nam nói chung). Song, nói như ông Lương Văn Ngự, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng, để có 1MW điện từ các công trình này, tỉnh Lâm Đồng phải mất trên dưới 15ha đất, chủ yếu là đất lâm nghiệp (có rừng và không có rừng). Thống kê cho thấy, tuy chỉ với 20 công trình thủy điện VVN trên địa bàn Lâm Đồng được triển khai tính đến thời điểm này, nhưng diện tích rừng tự nhiên của tỉnh đã phải mất đến 3.500ha. Nếu tính cả 91 công trình, diện tích rừng bị mất phải lên đến cả chục nghìn ha.
Không chỉ mất rừng mà với các công trình thủy điện VVN trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, dư luận còn đặt không ít câu hỏi về vấn đề “treo” D.A hay năng lực của một số chủ D.A và cả nạn “sang tên đổi chủ”, đầu tư kiểu “xí phần”… Thực trạng của các công trình thủy điện VVN ở tỉnh Lâm Đồng không phải là không đáng lo ngại. Theo một cán bộ có trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng, bức tranh thủy điện VVN của tỉnh này xem ra đang có “vấn đề” về quy hoạch như: Quy hoạch công trình thủy điện nằm bên cạnh công trình thủy lợi (thủy điện Dak Me 1, thủy điện Dak Me 2, thủy điện Đạ Riuom…) nên hồ thủy điện không thể có nước; một số thủy điện nằm chồng lên các danh lam thắng cảnh (thủy điện Tà Hine chồng lên thác Bảo Đại, thủy điện Cam Ly chồng lên thắng cảnh thác Cam Ly…); công trình thủy điện không có điều kiện làm du lịch nhưng vẫn được “xếp hạng” là “thủy điện kết hợp với du lịch” (Cam Ly Thượng, Đạ Khai…).
Hiện trường vụ “sự cố đường ống thủy điện Đạm Bol” sau nhiều ngày (5382)
Do đặc điểm về địa lý, Lâm Đồng là tỉnh được tự nhiên ưu ái với 7 hệ thống sông ngòi chảy qua là Đa Dâng, Đa Nhim, Krong Nô, Đạ Huoai, La Ngà, Đồng Nai và sông Lũy. Bên cạnh những con sông chính, Lâm Đồng còn có hàng ngàn dòng suối nhỏ phân bố trên khắp địa bàn nên tiềm năng về thủy điện khá dồi dào. Tuy nhiên, với kiểu phát triển thủy điện một cách ồ ạt như vừa qua, hệ thống sông ngòi của Lâm Đồng đã và đang bị tổn thương nghiêm trọng. Đó là chưa nói đến chuyện thiết bị, vật tư… để xây dựng những công trình thủy điện còn là mối quan tâm không nhỏ của người dân nơi đây.
Với thực trạng vừa nêu trên, sự cố thủy điện Đạm Bol tất nhiên không phải là lần đầu tiên xảy ra ở Lâm Đồng (ít nhất là Lâm Đồng từng được nhắc đến nhiều “nhờ” một công trình thủy điện chặn dòng khiến hàng trăm ha đất và hàng trăm ngôi nhà của dân bị ngập và có cả việc chết người vì nước dâng) và hẳn đây chưa phải là sự cố cuối cùng!
Kim Chánh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 13/12, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Nam Hưng đã ký văn bản về việc kiểm tra việc huy động vốn tại Dự án (DA) Khu dân cư và dịch vụ (KDC&DV) Cầu Hưng - Lai Nghi (giai đoạn 1), thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, do Công ty Cổ phần Đầu tư nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt (Cty Sài Gòn Thành Đạt) làm chủ đầu tư.
P. B
16:05 13/12/2024(Thanh tra) - Hôm nay (13/12), Bộ Công an phát động đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trên phạm vi toàn quốc.
Trần Quý
15:58 13/12/2024Trần Quý
15:47 13/12/2024Trung Hà
15:36 13/12/2024Văn Thanh
15:18 13/12/2024Ngọc Giàu
13:51 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình