Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 04/04/2014 - 14:32
(Thanh tra) - Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Luật Nuôi con nuôi và 2 năm thi hành Công ước LaHay về bảo vệ trẻ em, hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế, do Bộ Tư pháp phối hợp với Unicef tổ chức sáng nay (4/4), tại Hà Nội.
Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Thảo Nguyên
Lợi dụng nhận con nuôi để trốn thi hành hình phạt tù
Theo thống kê chưa đầy đủ, từ khi Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực đến nay, cả nước đã giải quyết được 7.295 trường hợp đăng ký con nuôi trong nước. Đối tượng trẻ em được nhận làm con nuôi rất đa dạng, trong đó trẻ em bị bỏ rơi chiếm khoảng 22%, trẻ em là con ngoài giá thú của phụ nữ trẻ tuổi, trẻ mồ côi và các đối tượng khác chiếm 42%...
Số lượng trẻ em được giải quyết cho làm con nuôi người nước ngoài tuy giảm mạnh về số lượng nhưng lại cải thiện rõ nét về chất lượng, đáp ứng yêu cầu của Công ước LaHay.
Đặc biệt, nhiều trẻ em khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo không có cơ hội được nhận làm con nuôi trong nước, nay đã có gia đình cha mẹ nuôi người nước ngoài, có đầy đủ điều kiện chăm sóc trong môi trường gia đình ở những nước có trình độ y học phát triển.
“Kể từ khi thực hiện Luật Nuôi con nuôi và Công ước LaHay, chưa có trường hợp nào sơ xảy về phương diện pháp lý đối với 1.234 trẻ em được giải quyết cho làm con nuôi người nước ngoài”, ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Con nuôi (Bộ Tư pháp) khẳng định.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Bình, vẫn còn trường hợp vi phạm về thủ tục đăng ký nuôi con nuôi, điều kiện nhận con nuôi, mục đích của việc nuôi con nuôi.
Thực tế đã phát sinh một số trường hợp lợi dụng việc cho con nuôi để sinh con thứ ba; nhận con nuôi để trốn thi hành hình phạt tù; lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc ít người để hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước... Vì thế, đến nay, cả nước đã thu hồi 60 Giấy chứng nhận nuôi con nuôi vì những lý do này.
Đại diện Cục Con nuôi cho biết, đã nhận được văn bản của một số Sở Tư pháp phản ánh tình trạng, người dân ở các tỉnh lân cận TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh ra thành phố xin trẻ em (có kèm theo khoản tiền bồi dưỡng) của những người mẹ độc thân, hoặc có người thân giới thiệu đến bệnh viện nhận trẻ em bị bỏ rơi về nuôi. Đến khi cần cho trẻ em đi học thì người nhận nuôi mới đến cơ quan có thẩm quyền đề nghị đăng ký con nuôi, đăng ký khai sinh. “Không có bất kỳ giấy tờ gì chứng minh nguồn gốc trẻ nên cơ quan có thẩm quyền không thể thực hiện được”. Cục Con nuôi đang tổng hợp tình hình để tìm ra cách thức giải quyết.
Tuy nhiên, theo đại diện Công an TP Hà Nội, việc xác minh nguồn gốc trẻ bị bỏ rơi hiện rất khó khăn. Do hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh này còn thiếu và chưa động bộ, chậm được ban hành; thông tin trao đổi chưa đầy đủ, thiếu chính sách; một số nơi cấp cơ sở cũng chưa thực sự trách nhiệm… khiến thời hạn giải quyết kéo dài.
Cùng với đó, công tác tìm gia đình thay thế cho trẻ em ở trong nước vẫn chưa được quan tâm đúng mức, có nơi thực hiện mang tính hình thức; việc công khai, minh bạch vấn đề tài chính và tách bạch việc hỗ trợ nhân đạo và cho, nhận con nuôi vẫn còn là thách thức không nhỏ, ảnh hưởng đến kết quả thực thi Luật Nuôi con nuôi và Công ước LaHay.
Chia sẻ việc quản lý, phát hiện, can thiệp, trợ gúp đối với trẻ em bị bỏ rơi, có nguy cơ bị tổn thương chưa kịp thời, trong khi, mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, thiếu sự liên kết. Ông Tô Đức, Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng, cần quy hoạch lại mạng lưới cơ sở chăm sóc trẻ em; phát triển các hình thức chăm sóc thay thế dựa vào cộng đồng như cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ; nhận đỡ đầu; chăm sóc ban ngày…
Để khắc phục những khó khăn, bất cập, Cục Con nuôi đề xuất nghiên cứu sửa Luật Nuôi con nuôi theo hướng vợ hoặc chồng của cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi cũng được; bổ sung quy định về thu hồi/hủy giấy chứng nhận việc nuôi con và quyết định cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài trong trường hợp nhất định vì lợi ích của trẻ em; con nuôi được quyền thay đổi dân tộc theo dân tộc của cha mẹ nuôi để bảo đảm sự hòa nhập của con nuôi vào gia đình mới.
Ngoài ra, cần sớm ban hành quy chế phối hợp ở địa phương, tạo cơ sở pháp lý bảo đảm hiệu quả giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, đặc biệt là trong việc lập danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế, giới thiệu trẻ em làm con nuôi, xác minh nguồn gốc trẻ em bị bỏ rơi.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Công an tỉnh Thanh Hóa vừa đưa ra thông tin cảnh báo về phương thức, thủ đoạn giả mạo thông tin lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mua bán hóa đơn. Trong đó có trường hợp lấy cả người đã chết để đứng tư cách pháp nhân thành lập công ty để mua bán trái phép hóa đơn.
Văn Thanh
21:28 12/12/2024(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang yêu cầu, từ ngày 15/12/2024 đến ngày 14/2/2025, mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Nam Dũng
18:32 12/12/2024Văn Thanh
12:35 12/12/2024Trần Lê
20:21 11/12/2024Trung Hà
15:34 11/12/2024Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải
Theo EVNNPC