Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 22/06/2012 - 06:28
(Thanh tra)- Lâm tặc tại nhiều xã ở các huyện phía Nam tỉnh Quảng Bình đang tự do lộng hành. Chúng còn làm một địa đạo xuyên núi để đưa gỗ từ đại ngàn vượt hồ thủy lợi Cẩm Ly. Đáng nói là, địa đạo này đã tồn tại 10 năm nay, nhưng cơ quan chức năng vẫn “án binh bất động”.
Trạm bảo vệ rừng số 1 của Ban Quản lý rừng phòng hộ Động Châu cách bản An Bai vài trăm mét.
Vào địa đạo Cẩm Ly…
Bí mật theo người dẫn đường, chúng tôi vào địa đạo bắt đầu từ sau nhà văn hóa thôn Cẩm Ly, sau đó đi xuyên qua một đồi tràm. Đường càng lên đỉnh càng bị hạ thấp 2 mái taluy, có nơi mái đất sâu hơn đầu người, có đoạn ánh nắng mặt trời không xuyên qua kẽ lá. Đường có nhiều đoạn đi qua các lớp đá núi dày cứng, lâm tặc cho đào đá lên, xếp chắc chắn 2 bên đường, tạo dáng hình chữ V để chống sạt lở. Dọc cung đường này còn có các đường xương cá được bố trí khéo léo để đưa gỗ tẩu tán nếu bị phát giác.
Người dẫn đường cho hay, con đường này do một đầu nậu gỗ chỉ huy nhiều xâu gỗ hùn vốn lại làm, vì vậy những lâm tặc mới vào nghề muốn đi qua thì phải đóng thuế mỗi chuyến 30.000 đồng.
Phía cuối của con đường là hồ chứa nước Cẩm Ly. Mùa mưa, nước nổi lên gần các bìa rừng. Ở đó, mỗi ngày, từ 3 giờ sáng, lâm tặc đỏ lửa chờ các bè gỗ từ bên kia hồ của rừng Long Đại chuyển về. Người dân cho biết, lâm tặc trong vùng hiện tìm các loại gỗ lim, táu, gõ… để cưa chặt, bởi các loại này bán có giá, mỗi phác gỗ dài 3m không dưới 2 triệu đồng. Một lần gỗ ra khỏi cung đường địa đạo, chỉ cần 2 phác đã thu được lãi lớn.
Theo quan sát của PV, mỗi ngày có khoảng 3 ca gỗ đi qua địa đạo này vào lúc 3 giờ, 7 giờ và 9 giờ sáng. Dụng cụ chở gỗ là những xe trâu được thiết kế chuyên dụng vừa đủ lọt đường địa đạo rộng hơn 1m. Mỗi xe trâu lỉa từ 2 - 3 phác gỗ, đi giữa thanh thiên bạch nhật nhưng tuyệt nhiên không thấy bóng dáng bất cứ một lực lượng chức năng nào xử lý.
Tình trạng chảy máu rừng diễn ra tương tự tại rừng phòng hộ Long Đại (huyện Quảng Ninh). Mấy năm trước, cơ quan chức năng phát hiện một con đường độc đạo lâm tặc dùng mìn khai đá vận chuyển gỗ lậu, nhưng Ban Quản lý rừng phòng hộ Long Đại chỉ cho vần đá án đường, không lấp đường. Bởi vậy, lâm tặc vẫn tiếp tục lộng hành.
… Đến đường gỗ An Bai
Bản An Bai, xã Kim Thủy, Lệ Thủy nằm lọt thỏm trong vùng rừng phòng hộ Động Châu. Đây là vùng rừng đã được UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nước Trong và đang chờ cấp trên phê duyệt. Khe Nước Trong có hệ sinh thái rừng núi đất hiếm hoi và đa dạng. Tuy nhiên, những loài thân gỗ như lim, táu, huỵnh, hương, mun, sưa… đang bị săn lùng và bị triệt hạ bởi những đầu nậu đặt hàng cho thợ rừng trong khu vực.
Trong vai người đi mua gỗ với số lượng lớn vào An Bai, chúng tôi được một đứa bé dẫn vào nhà của một người có “vai vế” khu vực tên K. Dọc đường vào An Bai, chúng tôi thấy khá nhiều súc gỗ để ngổn ngang.
Chúng tôi đặt vấn đề muốn mua khoảng chục khối gỗ lim và gõ, K cho biết: “Khối lượng đó không lớn, nhưng phải chờ”, bởi “bữa nay lộ phí đi rừng nộp lớn lắm, không chặt bừa như trước đây được... Giờ không làm theo ý mình nữa mà làm theo đặt hàng. Ai đặt mới vô rừng”. Khi hỏi làm sao để đưa gỗ về, K bảo: Phải “làm luật”! Nếu làm luật thông đường được chấp thuận, gỗ sẽ về trong đêm theo đường 16 và đường sông Kiến Giang.
Câu trả lời của K lý giải tại sao gỗ lậu lại ngang nhiên nằm ngổn ngang trên các con đường vào bản, trong sân vườn, nhà các hộ dân nơi đây mà không bị thu giữ. Trong khi, cách bản An Bai khoảng vài trăm mét là Trạm Bảo vệ rừng số 1 của Ban Quản lý rừng phòng hộ Động Châu, thuộc UBND huyện Lệ Thủy.
Theo thông tin của chúng tôi thu thập được, ngoài 2 con đường nói trên còn khá nhiều con đường gỗ lậu tồn tại cả công khai lẫn bí mật tại nhiều xã ở 2 huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy. Người dân đã phản ánh nhiều lần tới cơ quan chức năng, song vì lý do nào đó mà các nhà chức trách vẫn làm ngơ.
Bùi Thành
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Càng về cuối năm, số lượng doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa qua các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, cơ quan Hải quan cũng đã phát hiện nhiều doanh nghiệp lợi dụng việc kê khai qua hệ thống hải quan điện tử để thực hiện hành vi gian lận, nhằm trốn thuế hoặc đưa hàng hóa không khai báo, không có chứng từ hợp pháp để xuất khẩu hoặc tuồn vào nội địa, nhằm thu lợi bất chính.
CB
09:24 13/12/2024(Thanh tra) - Công an tỉnh Thanh Hóa vừa đưa ra thông tin cảnh báo về phương thức, thủ đoạn giả mạo thông tin lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mua bán hóa đơn. Trong đó có trường hợp lấy cả người đã chết để đứng tư cách pháp nhân thành lập công ty để mua bán trái phép hóa đơn.
Văn Thanh
21:28 12/12/2024Nam Dũng
18:32 12/12/2024Văn Thanh
12:35 12/12/2024Trần Lê
20:21 11/12/2024PV
N. Phê
N. Phó
Trung Hà
CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành
Cao Sơn
Trần Kiên