Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Không kiểm tra, giám sát, quy định chống bạo lực học đường cũng chỉ… “nằm trên giấy”

Thứ ba, 23/04/2019 - 06:25

(Thanh tra)- Bạo lực học đường (BLHĐ) đang diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Để ngăn chặn tình trạng này, các cơ quan chức năng cho biết, sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định, quy tắc ứng xử trong trường học…

Thời gian tới, các cơ quan chức năng sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định, quy tắc ứng xử trong trường học... để ngăn chặn BLHĐ. Ảnh: Internet

Tổ chức thanh tra chuyên đề

Ông Bùi Văn Linh - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thừa nhận, thời gian qua tình trạng BLHĐ vẫn diễn biến phức tạp ở 1 số địa phương, cơ sở giáo dục. Cá biệt, có một số vụ việc nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần học sinh, môi trường giáo dục và gây lo lắng, bức xúc trong dư luận xã hội.

Điển hình như vụ 1 nữ sinh lớp 9 bị 5 bạn đánh, lột đồ tại Hưng Yên; vụ cô giáo ở Bà Rịa - Vũng Tàu đánh 22 học sinh vì mất trật tự (tháng 3/2019); rồi vụ 1 nữ sinh lớp 11 ở Quảng Ninh nhập viện vì bị nhóm thanh niên, học sinh đánh hội đồng ngoài trường học…

Theo ông Linh, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên, trong đó có lý do quan trọng được đại diện Bộ GD&ĐT nhắc đến là do công tác thanh tra, kiểm tra về BLHĐ chưa được thực hiện thường xuyên. “Rõ ràng, không thanh tra, kiểm tra thường xuyên thì rất khó có thể kiểm soát được BLHĐ…” - ông Linh khẳng định.

Từ thực tế đó, đại diện Bộ GD&ĐT cho biết:  “Trước tháng 8/2019, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức chuyên đề thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở giáo dục”.

Nội dung thanh tra tập trung vào việc quán triệt nội dung Chỉ thị, Thông tư quy định quy tắc ứng xử của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; việc thành lập đường dây nóng (cả di động, cố định) để tiếp nhận phản ánh của học sinh, giáo viên khi có vụ việc xảy ra…

Trong quá trình làm việc, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ sẽ xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có) ngay tại hiện trường và thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

Ngoài các đoàn thanh tra của Bộ GD&ĐT, ông Linh cho biết: Bộ cũng chỉ đạo các Sở GD&ĐT tổ chức thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở giáo dục về triển khai kế hoạch bảo đảm an ninh, an toàn trường học; phòng, chống BLHĐ. Kết quả xử lý phải được công bố công khai để xã hội giám sát…

Ông Linh cũng thông tin, trong tháng 5, 6/2019, Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng Bộ tài liệu về cách nhận diện, quy trình xử lý khi có BLHĐ, các tài liệu dạng poster, infographic, video để phát lên mạng, trên báo và dán ở bảng tin các trường. Trước tháng 8/2019 sẽ nghiên cứu đưa nội dung về kiến thức phòng, chống BLHĐ vào chương trình chính khóa.

Kiểm tra công tác bảo vệ trẻ em

Để ngăn chặn tình trạng BLHĐ, theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, chúng ta đã có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo ban hành khá đầy đủ như: Luật Giáo dục 2005, Luật Trẻ em 2016. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 80 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành 2 Quyết định, 1 Chỉ thị;  Bộ GD&ĐT ban hành 25 văn bản chỉ đạo.

Hệ thống văn bản trên đã tạo hành lang pháp lý để các cơ sở giáo dục trong toàn quốc bảo đảm tốt an ninh, an toàn trường học… Tuy nhiên, thời gian qua tình trạng BLHĐ vẫn diễn biến phức tạp.

Để các văn bản chỉ đạo thực sự phát huy hiệu quả, theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Các Sở cũng như Phòng GD&ĐT, nếu không kiểm tra, giám sát hoạt động của từng cơ sở giáo dục để phát hiện vấn đề, chỉ ra hạn chế, bất cập thì công tác thực hiện kế hoạch không thiết thực.

“Tôi nhấn mạnh cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để thực hiện kế hoạch phòng chống BLHĐ. Nếu không kiểm tra, giám sát thì kế hoạch chỉ… “nằm trên giấy” - người đứng đầu ngành Giáo dục nhấn mạnh. Đồng thời khẳng định: Việc kiểm tra, giám sát ngoài nhắc nhở, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm còn phát hiện những gương người tốt việc tốt để tuyên truyền, nhân rộng, lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”.

Đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, ông Đặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục Trẻ em cũng cho biết: Năm 2019, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với Bộ GD&ĐT thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ trẻ em, phòng chống bạo lực ở các trường mầm non ngoài công lập tại các khu công nghiệp, khu đô thị mới. Tiếp đến sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra nói chung về công tác phòng, chống bạo lực ở trong trường học…

Hải Hà

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Không nên tin lời mời đầu tư lợi nhuận khủng, sau vụ TikToker lừa đảo hơn 5.200 tỷ đồng

Không nên tin lời mời đầu tư lợi nhuận khủng, sau vụ TikToker lừa đảo hơn 5.200 tỷ đồng

(Thanh tra) - Ngày 12/12, Công an quận Tân Phú (TP Hồ Chí Minh) vừa phát đi thông tin khuyến cáo người dân không nên tin lời mời đầu tư lợi nhuận khủng, sau vụ Phó Đức Nam (còn gọi TikToker Mr Pips, 30 tuổi, quê Bà Rịa - Vũng Tàu) lừa đảo hơn 5.200 tỷ đồng khiến hàng nghìn người dân bị mất trắng tài sản.

TK

13:56 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm