Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 16/02/2017 - 20:35
Giang Kim Đạt và 3 bị cáo trong đại án tham ô nghìn tỷ đều cho rằng cáo buộc của cơ quan công tố là oan.
Giang Kim Đạt và Trần Văn Liêm tại tòa.
Chiều 16/2, TAND Hà Nội tiếp tục xét xử sơ thẩm đại án tham ô nghìn tỷ tại Công ty TNHH MTV Vận tải viễn dương Vinashin - Vinashinlines với phần thẩm vấn cựu tổng giám đốc Trần Văn Liêm và cựu kế toán trưởng Trần Văn Khương. Chủ tọa cho cách ly các bị cáo trước khi thẩm vấn.
Theo cáo buộc, từ tháng 7/2006 đến tháng 3/2007, ông Liêm đã chỉ đạo Giang Kim Đạt, quyền trưởng phòng kinh doanh của Vinashinlines thương thảo mua 3 con tàu M/V Evelyn, Asta và Samjohn Captain. Sau thương vụ mua tàu, Đạt đã đưa cho sếp Liêm 150.000 USD.
Sau công bố cáo trạng của cơ quan công tố, ông Liêm cho rằng bị oan. Bị cáo trình bày, sau khi mua 3 con tàu, có nhận 150.000 USD từ Giang Kim Đạt, chỉ giữ 40.000 USD lo cho công việc của công ty, còn lại đưa cho kế toán trưởng Khương giữ, chi các khoản của cơ quan (thưởng Tết, các ngày lễ…). Khoản tiền 110.000 USD này không được đưa vào sổ sách của công ty.
Khi Đạt đưa số tiền trên, chỉ nói là hoa hồng, chứ bị cáo không biết cụ thể bao nhiêu phần trăm và không biết số tiền thực tế Đạt nhận được từ thương vụ 3 con tàu là hơn 710.000 USD. “Khi Đạt đưa, chỉ nói tiền đưa cho anh em, chứ không đề cập đến hợp đồng vì hợp đồng đã ký từ lâu trước đó”, ông Liêm trình bày.
Tuy nhiên, theo kết quả thẩm vấn tại tòa, số tiền trên đều không được đưa vào sổ sách của công ty. “Vậy các bị cáo có được hưởng tiền này không, hay công ty và tập đoàn được hưởng?”, HĐXX hỏi. Ông Liêm thừa nhận việc nhận tiền từ Đạt là sai.
HĐXX tập trung vào việc cơ quan tố tụng cáo buộc bị cáo nhận các tài sản bất động sản và ôtô Mercedes Đạt mua cho, ông Liêm phủ nhận và cho rằng lời khai của bố con ông Đạt như thế nào bị cáo không biết và nói: “Việc cáo buộc như vậy đối với tôi là hoàn toàn sai”.
Bị cáo giải trình, thời điểm đó, Đạt giới thiệu có bố đẻ là Giang Văn Hiển làm môi giới bất động sản. Sau đó, theo giới thiệu của Đạt, ông Liêm đã đặt mua một căn hộ cao cấp tại trung tâm TP HCM với giá 1,8 tỷ đồng. “Tôi sống ở Hà Nội nên không tiện theo dõi để đóng tiền mua căn hộ. Đạt bảo bố đẻ sẽ đứng ra trả trước 1,4 tỷ đồng”, ông Liêm khai. Bị cáo đã trả được cho bố con ông Hiển 800 triệu đồng giá trị căn hộ trên. Bản thân bị cáo có ý định bán trao tay để trả nốt một tỷ đồng, nhưng Đạt bảo đợi giá lên cao thì bán.
Về mảnh đất ở Nha Trang, ông Liêm thừa nhận có việc giới thiệu của Đạt để mua. Tuy nhiên, bị cáo cho rằng, việc mua đó là cả hai (cùng với Đạt) góp tiền. Lúc đó, các bị cáo góp tiền mua mảnh đất với dự định sau này xây khách sạn để kinh doanh.
HĐXX cho rằng, toàn bộ giấy tờ đều đứng tên bị cáo, trong khi Đạt là người đã bỏ tiền ra mua mảnh đất trên.
Với chiếc Mercedes, ông Liêm cho rằng, cũng chỉ nhờ Đạt mua chứ không được tặng, cho như cáo buộc. “Đây là xe cũ, nhưng xinh đẹp nên tôi có ý định mua”, ông Liêm khai. Đạt đã bỏ ra 16.000 USD để mua về cho ông Liêm và đăng ký tên vợ của sếp. Song bị cáo Liêm cho rằng, đã trả 10.000 USD cho Đạt.
Thành viên HĐXX chất vấn: “Vậy 10.000 USD đó có đủ tiền xe hay không? Lý do gì bị cáo cứ nhờ mua tài sản mà không trả đủ tiền? Có phải đó là hình thức chuyển từ tiền hoa hồng sang tài sản?”.
Cựu tổng giám đốc trả lời, Đạt bảo để lúc nào thanh toán cũng được. “Đạt bảo trả một cục chứ không trả lắt nhắt”, bị cáo nói thêm. Sau này mất liên lạc với Đạt nên bị cáo không có cơ hội để trả.
HĐXX tiếp tục thẩm vấn sai phạm của Trần Văn Khương nhưng bị cáo này phủ nhận toàn bộ lời tự khai trước đó tại cơ quan điều tra. Bị cáo cho rằng không nhận khoản tiền sếp Liêm đưa. “Vụ việc đã 10 năm rồi, bị cáo không nhớ”, ông Khương nói.
HĐXX buộc công bố nhiều bản cung tự khai, cũng như lời khai của Liêm và Đạt, cho thấy những lần giao tiền đều có mặt của cả ba người (Liêm, Đạt và Khương). Bản thân bị cáo biết đó là nguồn tiền từ thương vụ mua 3 con tàu. “Việc tôi quản lý số tiền đó là hoàn toàn sai”, chủ tọa công bố một phần bút lục và chỉ rõ bị cáo còn vẽ cả hình cuốn sổ, ghi lại quá trình chi tiêu khoản tiền này.
Chủ tọa cho biết, thực tế bị cáo chỉ khai vênh khi thì nhận 120.000 USD, lúc 110.000 USD nhưng các bản cung đều thể hiện việc nhận tiền từ Liêm.
“Bản tường trình đó là do bị cáo tự nghĩ ra”, ông Khương trình bày. Chủ tọa Nguyễn Quốc Thành nhắc bị cáo: “Việc khai đó là trùng hợp với lời khai của các bị cáo liên quan”.
Buổi sáng cùng ngày, Giang Kim Đạt cho rằng cáo buộc thống nhất với Liêm là không đúng. Theo bị cáo, ông Liêm là tổng giám đốc, còn bị cáo chỉ làm theo lệnh. Về khoản tiền nhận từ mua 3 con tàu, Đạt cho rằng, đó là tiền hoa hồng của môi giới. “Họ trích phần môi giới từ bên bán tàu cho tôi”, Đạt khai.
Trong khi đó, Giang Văn Hiển cũng phủ nhận: “Con tôi mới ra trường, tôi là sĩ quan lâu năm. Nó làm gì có đối tác nước ngoài. Tôi là người có liên hệ và làm ăn với đối tác nước ngoài nên yêu cầu họ trích tiền hoa hồng cho tôi. Tiền đó là của tôi chứ không phải do con trai chuyển cho”.
8h30 ngày mai (17/2), phiên sơ thẩm tiếp tục.
Theo Việt Dũng/VnExpress
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Càng về cuối năm, số lượng doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa qua các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, cơ quan Hải quan cũng đã phát hiện nhiều doanh nghiệp lợi dụng việc kê khai qua hệ thống hải quan điện tử để thực hiện hành vi gian lận, nhằm trốn thuế hoặc đưa hàng hóa không khai báo, không có chứng từ hợp pháp để xuất khẩu hoặc tuồn vào nội địa, nhằm thu lợi bất chính.
CB
09:24 13/12/2024(Thanh tra) - Công an tỉnh Thanh Hóa vừa đưa ra thông tin cảnh báo về phương thức, thủ đoạn giả mạo thông tin lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mua bán hóa đơn. Trong đó có trường hợp lấy cả người đã chết để đứng tư cách pháp nhân thành lập công ty để mua bán trái phép hóa đơn.
Văn Thanh
21:28 12/12/2024Nam Dũng
18:32 12/12/2024Văn Thanh
12:35 12/12/2024Trần Lê
20:21 11/12/2024Đức Tài
Chính Bình
PV
N. Phê
N. Phó
Trung Hà
CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành