Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 13/09/2018 - 21:51
(Thanh tra)- Trong khi nông dân đang khẩn trương thu hoạch lúa hè thu để chạy bão thì tại xã Kỳ Xuân xuất hiện tình trạng “bảo kê máy gặt” chặt chém giá cao. Hiện, cả xã chỉ có một máy gặt và do bị đẩy giá cao ngất ngưởng, người dân vô cùng bức xúc.
Cả cánh đồng lúa rộng lớn, lúa đã chín nhưng chỉ có 1 máy gặt lúa khiến người dân mòn mỏi chờ đợi. Ảnh: Hải Yến
Độc quyền máy gặt, đội giá lên cao
Vụ hè thu năm 2018, để tránh việc “chặt chém” giá máy gặt lúa ảnh hưởng đến bà con nông dân, UBND xã Kỳ Xuân đã niêm yết giá máy gặt. Theo đó, căn cứ vào địa hình đồng ruộng trên địa bàn không bằng phẳng, bậc thang nên UBND xã Kỳ Xuân đưa ra mức giá gặt lúa cho 1 sào ruộng (500m2) dao động từ 140.000 - 160.000 đồng. Các máy gặt tham gia gặt lúa thuê tại địa phương phải đến Công an xã Kỳ Xuân đăng ký và phải tuân thủ theo mức giá đã niêm yết.
Mặc dù UBND xã công khai giá cả trên loa phát thanh yêu cầu các chủ máy gặt khi tiến hành gặt lúa trên địa bàn phải tuân theo mức giá nhưng thực tế hiện nay, người dân xã Kỳ Xuân vẫn phải trả giá thuê máy gặt cao hơn giá niêm yết và không có lựa chọn khi trên cánh đồng chỉ “độc quyền” một máy gặt với giá 180.000 đồng/sào. Hiện đồng ruộng của Kỳ Xuân lúa đã chín vàng nhưng chỉ có một máy đang gặt. Xung quanh, nhiều bà con nông dân đã mang theo bao bì đề chờ máy đến gặt phần ruộng của mình.
“Nếu không đồng ý với giá đó thì chúng tôi phải chấp nhận gặt tay, hiện nay trên cánh đồng lúa là chín vàng hết rồi, lại sắp vào mùa bão lũ, dự báo thời tiết mấy ngày tới sẽ đón nhiều đợt mưa lạnh nên người dân phải ngậm đắng nuốt cay chấp nhận bị “chặt chém”, chỉ mong gặt lúa kịp thời”, chị Lê Thi Hiền, nông dân xã Kỳ Xuân cho biết.
Được biết, những ngày qua, chỉ có duy nhất chiếc máy gặt lúa của chủ thầu có biệt danh là “Úc Râu” ở huyện Kỳ Anh hoạt động. Do toàn bộ lúa trên đồng đã chín rũ mà máy gặt khan hiếm, để kịp thời làm đất cho vụ sau, người dân buộc phải thuê máy gặt của người này và phải chấp nhận trả mức giá từ 170.000 - 180.000 đồng/sào.
“Năm nào xã cũng đi thuê máy gặt lúa về gặt cho người dân nhưng không hiểu sao những chủ máy vừa đưa máy đến lại phải quay về. Vừa qua, có một người dân thôn Quang Trung cũng thuê 1 máy gặt lúa về tới đầu thôn thì chủ máy gặt bị đe dọa nên phải đưa máy đi nơi khác”, anh H. - người dân xóm Quang Trung, xã Kỳ Xuân cho biết.
Lộ “bảo kê” máy gặt
Theo một cán bộ thôn Quang Trung, tình trạng “xã hội đen” kết nối dẫn máy gặt về làng lấy giá “chặt chém” đã xảy ra mấy năm nay. Như năm ngoái, các nơi khác giá gặt chỉ 110.000 - 120.000 đồng/sào nhưng máy của đối tượng bảo kê lấy 180.000 đồng/sào. Trong khi thực tế, chúng chỉ trả cho chủ máy gặt 120.000 đồng/sào, còn 60.000 đồng bỏ túi.
Vụ xuân 2017, khi trưởng thôn Quang Trung kết nối đưa một máy gặt khác về để tránh tình trạng một máy “độc quyền” của nhóm bảo kê tung tác, thì bị một số thành phần vào tận nhà trưởng thôn đe dọa, khiến chủ máy sợ hãi phải kéo máy đi địa phương khác.
Ông Lê Đình Đức, Trưởng Công an xã Kỳ Xuân cho biết, trong vụ hè thu năm nay trên địa bàn có 1 máy gặt lúa duy nhất từ bên ngoài vào đang độc quyền gặt lúa thuê ở xã Kỳ Xuân là của một người tên Úc. Tuy nhiên, người này gặt lúa cho người dân thu cao hơn so với giá niêm yết từ 10.000 - 20.000 đồng. Khi chính quyền địa phương yêu cầu lên làm việc thì ông Úc không chấp hành và thách thức nếu không chấp nhận với giá đó thì sẽ cho máy đi nơi khác. Do xã chưa thuê được máy gặt về cho người dân và người dân thì nóng lòng gặt lúa nên đành phải chấp nhận.
“Độc quyền” một máy gặt, người dân không chờ được phải gặt tay. Ảnh: Hải Yến
"Vụ lúa này toàn xã có khoảng 60 - 70 ha, trước khi vào mùa gặt, UBND xã giao công an xã liên hệ máy về gặt cho người dân. Công an xã đã liên hệ với một chủ máy gặt ở Thanh Hóa, thống nhất sẽ thu 110.000 đồng/sào và đưa 2 máy gặt về. Tuy nhiên, khi chủ máy gặt vừa chở máy đến địa phận thuộc huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) thì bất ngờ gọi điện thông báo không vào gặt nữa. Theo nhận định của chính quyền địa phương thì chủ máy gặt đã bị nhóm bảo kê máy gặt khống chế", ông Đức cho biết thêm.
Cũng theo ông Đức, phản ánh của người dân về việc có tình trạng bảo kê độc quyền máy gặt lúa là có cơ sở và thông tin thêm, công an xã đã báo cáo Công an huyện Kỳ Anh để về nắm tình hình và có biện pháp xử lý.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Đình Gia, Bí thư Huyện ủy Kỳ Anh cho biết, liên quan đến vấn đề người dân xã Kỳ Xuân bất bình trước việc chủ thầu máy gặt thu giá cao hơn so với UBND xã niêm yết, huyện đã vào cuộc kiểm tra để đưa ra hướng xử lý.
“Sáng ngày 12/9, đoàn kiểm tra của huyện đã trực tiếp về địa phương để nắm bắt tình hình. Qua buổi làm việc, ban đầu đoàn công tác của huyện đã xác định trong thời gian diễn ra thu hoạch lúa hè thu, chủ thầu máy gặt thu cao hơn giá niêm yết của UBND xã là đúng. Còn về việc có bảo kê hay không thì chúng tôi đã giao cho công an huyện vào cuộc điều tra, làm rõ… Với diện tích còn lại chưa thu hoạch thì chúng tôi đã chỉ đạo UBND xã không được thu quá quy định. Đồng thời, ban chấp hành cán bộ xã phải rút kinh nghiệm để mùa sau không tái diễn tình trạng này”, ông Gia cho biết.
Hải Yến
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 13/12, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Nam Hưng đã ký văn bản về việc kiểm tra việc huy động vốn tại Dự án (DA) Khu dân cư và dịch vụ (KDC&DV) Cầu Hưng - Lai Nghi (giai đoạn 1), thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, do Công ty Cổ phần Đầu tư nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt (Cty Sài Gòn Thành Đạt) làm chủ đầu tư.
P. B
16:05 13/12/2024(Thanh tra) - Hôm nay (13/12), Bộ Công an phát động đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trên phạm vi toàn quốc.
Trần Quý
15:58 13/12/2024Trần Quý
15:47 13/12/2024Trung Hà
15:36 13/12/2024Văn Thanh
15:18 13/12/2024Ngọc Giàu
13:51 13/12/2024Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải